tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ Luật học: Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra các giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng hà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Luật học: Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ờ Ậ Ố HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MẠNH HÙNG MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ờ ỚNG DẪN KHOA H C: . NGUYỄN ĐĂNG DUNG HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018 Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: . Nguyễn Đăng Dung Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại hội đồng cấp trƣờng tại Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, số 02, Nguyễn Tất Thành, Quận 4 ào lúc giờ , ngày tháng năm Có thể tìm hiểu Luận án tại hư viện rường ại học Luật TP. Hồ Chí Minh số 02, Nguyễn Tất Thành, Quận 4 hoặc hư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tác giả chọn đề tài “Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để nghiên cứu vì các lý do sau đây: Thứ nhất, mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp là tiêu điểm của học thuyết phân quyền và là nội dung cốt lõi của các bản Hiến pháp. Nội dung cơ bản của học thuyết phân chia quyền lực của Montesquieu (1689 - 1755) chính là sự phân chia và kiểm soát giữa ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. ừ đó đã tạo ra mối quan hệ đan xen và chế ước giữa ba nhánh quyền lực: lập pháp với hành pháp, hành pháp với tư pháp, tư pháp với lập pháp. Với chức năng vốn có là xét xử nên ngành tư pháp được thiết kế một cách độc lập với hai nhánh quyền lực còn lại để đảm bảo tính khách quan và công bằng trong hoạt động xét xử. Vì vậy, trong các mối quan hệ này thì mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp là mối quan hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất cho việc tạo ra các mô hình chính thể. Nếu như cách thành lập và vai trò của Nguyên

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN