tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

Mục đích của luận án nhằm làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành dệt may; những thách thức, cơ hội của các FTA thế hệ mới mang lại, nhất là TPP với ngành dệt may Việt Nam; thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam; đề xuất quan điểm, định hướng cũng như các giải pháp phát triển và nâng | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG CHỈNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2017 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học: . Hoàng Văn Bằng Phản biện 1: . Lê Công Hoa Phản biện 2: . Nguyễn Trọng Xuân Phản biện 3: . Nguyễn Thị Nguyệt Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại Học viện Khoa học Xã hội. giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiêu luận án tại: \ - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngành dệt may là ngành có lợi thế của Việt Nam, qua 30 năm đổi mới phát triển, ngành dệt may đã có bước phát triển nhanh. Đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt hơn 27 tỷ USD, đóng góp hơn 10% GDP và hơn 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tạo việc làm cho hơn 2,5 lao động tại hơn doanh nghiệp. Thế nhưng năng lực cạnh tranh ngành dệt may nước ta còn nhiều bất cập, hạn chế như: Năng suất lao động thấp; tình trạng “Nút thắt cổ chai” tại công đoạn dệt nhuộm sẽ tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của ngành; tỷ lệ nội địa hóa chỉ trên 50%; giá trị gia tăng của ngành thấp do công đoạn may phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu (CMT 65%, phương thức FOB I và FOB II khoảng 25%, ODM 9% và OBM chỉ 1%); Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; liên kết cụm ngành dệt may còn mờ nhạt .Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN