tailieunhanh - Kết quả nghiên cứu mới về nguồn gốc nguồn nước khoáng nóng Vĩnh Phương, Nha Trang tỉnh Khánh Hòa bằng kỹ thuật đồng vị

Đặc điểm thủy địa hóa và nguồn gốc nước khoáng nóng (NKN) Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa đã được nghiên cứu bằng các phương pháp địa chất thủy văn truyền thống và kĩ thuật đồng vị tiên tiến. Mẫu nước khoáng nóng và nước mặt từ suối Sơn Trung gần kề các lỗ khoan phát hiện nước khoáng nóng đã được lấy vào mùa mưa và mùa khô năm 2016-2017 để phân tích thành phần hóa học nước, thành phần đồng vị của nước (∂2 H và ∂18O). | Kết quả nghiên cứu mới về nguồn gốc nguồn nước khoáng nóng Vĩnh Phương, Nha Trang tỉnh Khánh Hòa bằng kỹ thuật đồng vị THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI VỀ NGUỒN GỐC NGUỒN NƯỚC KHOÁNG NÓNG VĨNH PHƯƠNG, NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA BẰNG KỸ THUẬT ĐỒNG VỊ Đặc điểm thuỷ địa hoá và nguồn gốc nước khoáng nóng (NKN) Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa đã được nghiên cứu bằng các phương pháp địa chất thủy văn truyền thống và kĩ thuật đồng vị tiên tiến. Mẫu nước khoáng nóng và nước mặt từ suối Sơn Trung gần kề các lỗ khoan phát hiện nước khoáng nóng đã được lấy vào mùa mưa và mùa khô năm 2016-2017 để phân tích thành phần hóa học nước, thành phần đồng vị của nước (∂2H và ∂18O). Các kết quả phân tích thành phần hóa học trong mẫu nước nguồn Vĩnh Phương cho thấy nước có kiểu hoá học Na-Ca-Cl, độ khoáng hóa cao (TDS=6130 mg/L), là loại nước khoáng silic nóng vừa (nhiệt độ nước tại các lỗ khoan là 58 oC - 60 oC), không có các tác nhân dinh dưỡng vô cơ là nitrat và phosphat nguồn gốc nhân sinh. Điều này chứng tỏ nguồn NKN Vĩnh Phương không được bổ cấp trực tiếp từ nước mặt gần kề khu vực nghiên cứu. Kết quả phân tích thành phần đồng vị trong NKN cũng như định tuổi tuyệt đối của nước cho thấy NKN Vĩnh Phương có nguồn gốc khí tượng. Nước được bổ cấp từ kỷ Holocen sớm, thấm qua các khe nứt trong đới phá hủy kiến tạo xuống bể nhiệt ở độ sâu 3200 m từ mặt đất. Nhiệt độ của bể nhiệt được xác định bằng hai phương pháp là sự phụ thuộc của enthalpy và silica tan trong nước vào nhiệt độ cũng như bằng phương pháp nhiệt kế địa chất cho thấy nhiệt độ tại bể nhiệt là từ 122 oC đến 129 oC. Nước nóng tầng sâu từ bể nhiệt do có nhiệt độ cao nên áp suất tăng và do vậy có khả năng trồi ngược lên bề mặt qua các khe nứt . Trên đường trồi lên mặt đất nước nóng tầng sâu được bổ sung thêm nước lạnh trong địa tầng. Tỉ lệ hòa trộn của nước lạnh vào nước nóng tại điểm xuất lộ được ước tính là 66%. Đây .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN