tailieunhanh - Đề kháng kháng sinh của các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện An Bình năm 2015

Bài viết trình bày xác định:(1) tỉ lệ các loại vi khuẩn gây bệnh được phân lập trong mẫu cấy nước tiểu; (2) tỉ lệ và khuynh hướng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn; (3) tỉ lệ trực khuẩn Gram âm đường ruột sản xuất men βlactamase phổ rộng (ESBL). | Đề kháng kháng sinh của các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện An Bình năm 2015 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC TÁC NHÂN GÂY NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN AN BÌNH NĂM 2015 Trần Thị Thủy Trinh*, Bùi Mạnh Côn* TÓM TẮT Mở đầu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một trong các bệnh lý nhiễm khuẩn thường gặp nhất. Theo dõi khuynh hướng đề kháng kháng sinh của tác nhân gây bệnh là một yêu cầu để biết được thực trạng đề kháng và đánh giá hiệu quả của kháng sinh trị liệu. Mục tiêu: Xác định:(1) tỉ lệ các loại vi khuẩn gây bệnh được phân lập trong mẫu cấy nước tiểu; (2) tỉ lệ và khuynh hướng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn; (3) tỉ lệ trực khuẩn Gram âm đường ruột sản xuất men β- lactamase phổ rộng (ESBL). Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang với 319 chủng vi khuẩn được phân lập trong mẫu cấy nước tiểu tại phòng Vi sinh của bệnh viện từ 1/1/2015 đến 31/12/2015. Kết quả: Trực khuẩn Gram âm đường ruột chiếm đa số tác nhân gây bệnh (58,9%). 3 loại vi khuẩn thường gặp nhất là E. coli (42,6%), Enterococcus faecalis (31,7%) và Klebsiella pneumoniae (11,3%).Mức độ kháng thuốc đa dạng và có khuynh hướng gia tăng đề kháng. E. coli đề kháng cao với ampicillin, cotrimoxazol, cephalosporins thế hệ II,III, fluoroquinolones; và đề kháng thấp với ticarcillin-clavulanate, piperacillin-tazobactam, cefoperazone- sulbactam, cefepime, amikacin, nitrofurantoin và carbapenems. K. pneumoniae có tỉ lệ kháng carbapenems cao hơn của E. coli. Tỉ lệ sinh ESBL 42,5% trong đó E. coli 52,2%, K. pneumoniae 22,2% và Enterobacter spp. 10%. E. faecalis gia tăng đề kháng với ampicillin, penicillin nhưng còn nhạy 100% với vancomycin và linezolid. Kết luận: Kháng sinh đồ luôn là cơ sở để bác sĩ lâm sàng quyết định chọn lựa kháng sinh. Cần có chiến lược sử dụng kháng sinh thích hợp để giới hạn sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh. Từ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN