tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Luận án đưa ra nhận định di cư tự do là một hiện tượng kinh tế xã hội tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Hiện tượng này luôn có tác động hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐÀM THỊ HỆ SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. . Nguyễn Văn Tuấn 2. . Bùi Bằng Đoàn Phản biện 1: . Phạm Thị Mỹ Dung Hội Kinh tế nông lâm Phản biện 2: . Quyền Đình Hà Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: . Trần Hữu Đào Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phần 1. MỞ ĐẦU . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Di dân và Di cư tự do (DCTD) đang là vấn đề thu hút sự quan tâm sâu rộng trên phạm vi toàn cầu nói chung và ở cấp độ các quốc gia nói riêng bởi những áp lực và tác động trên nhiều mặt của hiện tượng này. Có nhiều nguyên nhân của DCTD, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là nhu cầu tìm đến những nơi mới có sinh kế tốt hơn. Sinh kế là kế sinh nhai, cách thức và phương tiện để kiếm sống, bao gồm các khả năng, các tài sản và các hoạt động cần thiết để kiếm sống của con người trong một bối cảnh cụ thể. Thực tiễn cho thấy di dân trong đó có DCTD là một hiện tượng tất yếu của xã hội trong quá trình phát triển, tuy nhiên, do nguồn lực sinh kế hạn chế (đất canh tác, vốn, các mối quan hệ xã hội, cơ sở hạ tầng) cùng với các yếu tố ngoại cảnh không thuận lợi nên sinh kế của người di cư, đặc biệt là DCTD chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, lấn đất, lấn rừng, gây sức ép không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường - an ninh của địa phương nơi đến .
đang nạp các trang xem trước