tailieunhanh - Giáo trình Tâm lý học tôn giáo
Nội dung Giáo trình Tâm lý học tôn giáo trình bày những vấn đề chung về lịch sử hình thành tâm lý học tôn giáo, những học thuyết tâm lý học hiện đại nghiên cứu về tôn giáo, niềm tin tôn giáo, tình cảm tôn giáo, sùng bái tôn giáo và nghiên cứu tôn giáo. Mời các bạn tham khảo! | TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÁN QUỐC GIA VIỆN TÂM LÝ HỌC PTS. VŨ DŨNG TAM LỸ HOC TON GIAO NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI -1998 LỜINÓIĐẦU Tôn giáo là một hiện tượng xã hội tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Nó xuất hiện từ buổi bình minh của nhân loại và tồn tại đến tân xã hội hiện đại ngày nay. Tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của các tín đồ và những người theo tôn giáo. Một nhu cầu có tírih cộng đồng dân tộc khu vực và nhân loại. Tôn giáo không chỉ là việc dạo mà còn là việc đời. Nó không chỉ liên quan tới thế giới tưởng tượng mai sau Thiên đường địa ngục mà còn có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thực tại của con người. Sinh hoạt tôn giáo gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hoá của mỗi dân tộc. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang đậm màu sác tâm lý. Nó phản ánh rõ nét đời sống tâm lý của con người và các yếu tố tâm lý mang màu sác tôn giáo này lại có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt dộng thực tiẽn của con người. Do vây việc nghiên cứu tôn giáo với tư cách là một hiện tượng xã hội quan trọng thì không thể không tìm hiểu từ góc độ của khoa học tâm lý. Nếu coi nhẹ hoặc không quan tâm đến những khía cạnh tâm lý của tôn giáo thì không thể lý giải được các dặc điểm và bản chất của hiện tượng xã hội dặc biệt nấy. Mặt khác để biến tôn giáo thành lực lượng xã hội phục vụ cho những lợi ích chung của dân tộc và đất nước trong sự nghiệp đổi mới hiện nay và để hạn chế khác phục những mật tiêu cực của nố thì nhất thiết chứng ta phải hiểu biết sâu sắc vê dặc điểm và bản chất của tổn giáo tức là chúng ta phải hiểu biết những khía cạnh của tôn giáo ở tầng bậc sâu của thế giới nội tâm con người - những khía cạnh tâm lý của nó. 3 Nước ta là quốc gia có nhiều tôn giáo cùng tồn tại thậm chí còn đan xen vào nhau. Có tôn giáo mang tính toàn cầu như Kitô giáo Hồi giáo có tôn giáo mang tính khu vực như Phật giáo Khổng giáo lại có tôn giáo mang tính địa phương như đạo Cao Đài dạo Hoà Hảo. Mức độ phát triển của các tôn giáo ở nước ta cũng rất đa dạng các hình thức tôn giáo .
đang nạp các trang xem trước