tailieunhanh - Triết học cho bạn trẻ - Chat với René Descartes (1596 - 1650): Phần 2
Tiếp nối phần 1, phần 2 của tài liệu Triết học cho bạn trẻ - Chat với René Descartes (1596 - 1650) gồm hai phần siêu hình học; nhân học và đạo đức học. Với các nội dung: thế nào là sự vật hoàn chỉnh; nhị nguyên hay tam nguyên; vòng tròn descartes; hiện hữu là một thuộc tính; có chân lý vĩnh cửu không; bộ quy tắc đạo đức lâm thời; triết học descartes; descartes ngày nay. để nắm nội dung. | Triết học cho bạn trẻ - Chat với René Descartes (1596 - 1650): Phần 2 Siêu hình học 21 “Nhị nguyên” hay “tam nguyên”? ÈÈThưa Cụ, đi vào lĩnh vực siêu hình học, tức nghiên cứu về sự tồn tại và phân loại về nó (các loại bản thể, tùy thể, thuộc tính, thể cách,. trong mối quan hệ thứ bậc và sự tùy thuộc giữa chúng với nhau), nên siêu hình học cổ truyền xoay quanh hạt nhân của nó là môn bản thể học hay hữu thể học (ontologie). Xin Cụ nêu ngắn gọn luận điểm chủ yếu của nền siêu hình học do Cụ chủ trương. : Luận điểm chủ yếu của tôi là: thế giới do Thượng đế sáng tạo nên bao gồm hai bản thể. Bản thể thứ nhất là bản thể vật chất với tùy thể hay thuộc tính cơ bản là quảng tính (có bề dài, bề rộng, bề sâu, chiếm một vị trí trong không gian) (res extensa). Bản thể thứ hai là bản thể tinh thần với tùy thể hay thuộc tính cơ bản là tư duy (res cogitans). Hai loại bản thể này khác nhau một cách thực sự, chứ không phải chỉ được phân biệt về mặt khái niệm. Nhưng chúng có thể kết hợp với nhau, như nơi con người: con người không gì khác hơn là sự kết hợp của hai loại bản thể ấy. Tư tưởng này xuyên suốt các tác 156 • “Chat” với René Descartes phẩm của tôi, từ Discours, Meditationes, đến Principia và ÈÈLuận điểm lừng danh và cả. khét tiếng này của Cụ không chỉ làm nhức đầu các nhà chú giải hiện nay mà cả ở các vị đương thời. Arnauld, Gassendi và nhiều triết gia khác đều sửng sốt và thắc mắc: không biết Cụ làm thế nào chứng minh được rằng chỉ có hai loại bản thể và chúng thực sự khác nhau? (cười): Tôi biết! Nhưng trước khi bàn về chuyện chứng minh, cần làm rõ một vài điểm để tránh hiểu nhầm. ÈÈVâng, thưa Cụ! : Với luận điểm ấy, tôi chỉ muốn nói rằng có hai loại bản thể khác nhau cùng với những tùy thể hay thuộc tính riêng biệt của chúng. Chứ tôi không hề cho rằng có hai “thế giới” khác nhau, một bên là những đối tượng tinh thần (tư tưởng, cảm giác, ấn tượng, sự đau đớn,.) và bên kia là những vật thể (bàn .
đang nạp các trang xem trước