tailieunhanh - Khảo sát động mạch nuôi dưỡng vùng sàn miệng trên thi thể người Việt

Chảy máu, tụ máu sàn miệng là biến chứng nguy hiểm trong các can thiệp phẫu thuật ở vùng trước XHD, có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân. Nguyên nhân thường là khoan thủng vỏ xương, làm rách vạt niêm mạc mặt trong XHD, từ đó gây tổn thương các mạch máu chi phối tại vùng sàn miệng hoặc đi sát mặt trong XHD. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm giải phẫu học của ĐM chi phối vùng sàn miệng trên thi thể người Việt. | Khảo sát động mạch nuôi dưỡng vùng sàn miệng trên thi thể người Việt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT ĐỘNG MẠCH NUÔI DƯỠNG VÙNG SÀN MIỆNG TRÊN THI THỂ NGƯỜI VIỆT Trần Thị Ngọc Trang*, Phạm Thị Hương Loan**, Lê Đức Lánh** TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu: Chảy máu, tụ máu sàn miệng là biến chứng nguy hiểm trong các can thiệp phẫu thuật ở vùng trước XHD, có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân. Nguyên nhân thường là khoan thủng vỏ xương, làm rách vạt niêm mạc mặt trong XHD, từ đó gây tổn thương các mạch máu chi phối tại vùng sàn miệng hoặc đi sát mặt trong XHD. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm giải phẫu học của ĐM chi phối vùng sàn miệng trên thi thể người Việt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thông qua việc phẫu tích trên 15 thi thể người Việt trưởng thành, thực hiện tại bộ môn Giải Phẫu, khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi ghi nhận các đặc điểm về nguyên uỷ, đường đi, kích thước và sự phân nhánh của ĐM. Kết quả: ĐM chi phối vùng sàn miệng được ghi nhận theo phân loại của Katsumi (2011). Nhóm I chiếm tỉ lệ cao nhất (56,7%). Tiếp theo là nhóm III với tỉ lệ 20%. Có 1 trường hợp thuộc nhóm II (3,3%). Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận thêm 6 trường hợp ĐM cấp máu cho sàn miệng xuất phát từ ĐM mặt không nằm trong phân loại của Katsumi (20%). Đường kính của ĐM cấp máu chính vùng sàn miệng là 1,55 ± 0,41 mm. Có 80% ĐM sau khi cấp máu sàn miệng cho nhánh đi vào XHD thông qua lỗ trên gai cằm, lỗ ngay gai cằm và lỗ dưới gai cằm. Bên cạnh đó, ĐM dưới cằm cũng đi vào XHD qua lỗ dưới gai cằm nhưng chủ yếu là qua lỗ lưỡi bên (66,67%). Kết luận: Bên cạnh ĐM dưới lưỡi – nhánh của ĐM lưỡi là ĐM nuôi dưỡng chính cho vùng sàn miệng, nhánh của ĐM dưới cằm tham gia nuôi dưỡng cho sàn miệng trong 20% trường hợp. Nghiên cứu này còn ghi nhận có 20% nhánh xuất phát trực tiếp từ ĐM mặt cấp máu cho sàn miệng chưa được ghi nhận trong nghiên cứu của Katsumi (2011). Từ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN