tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thông qua hệ thống thể chế, tổ chức bộ máy, chính sách thực thi đối với hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. | Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là một xã hội thu nhỏ, nhiều gia đình cộng lại mới tạo thành xã hội. Điều này trước hết chỉ ra rằng, gia đình và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu coi xã hội là cơ thể sống thì mỗi gia đình là tế bào làm nên cơ thể xã hội. Xã hội lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ hạnh phúc, góp phần cho sự phát triển hài hòa, bền vững của xã hội. Việc xây dựng gia đình mới là một trong những vấn đề quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Một điều khẳng định rằng: Gia đình là tế bào tự nhiên, đồng thời là một đơn vị kinh tế của xã hội. Không có gia đình tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển được. Tuy nhiên, gia đình Việt Nam hiện nay đang chịu nhiều tác động của xã hội, nhất là trong thời k công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này dẫn đến việc các giá trị của gia đình đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của xã hội, mà một trong những nguyên nhân chính là nạn bạo lực gia đình. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, k họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008. Qua 09 năm triển khai thực hiện Luật và hơn 06 năm triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ và
đang nạp các trang xem trước