tailieunhanh - Đánh giá tai biến tổn thương đường mật trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại Bệnh viện Bình Dân từ 2008-2013
Xác định tỷ lệ tai biến TTĐM, đánh giá các thương tổn đó theo phân loại của Strasberg và đánh giá kết quả sớm của các phương pháp xử trí TTĐM. | Đánh giá tai biến tổn thương đường mật trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại Bệnh viện Bình Dân từ 2008-2013 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG MẬT TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN TỪ 2008-2013 Bùi Minh Thanh*, Bùi Mạnh Côn** TÓM TẮT Tổng quan: Phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt túi mật đã trở thành phẫu thuật tiêu chuẩn trong điều trị bệnh lý sỏi túi mật. Phương pháp này có nhiều thuận lợi nhưng cũng tiềm tàng nguy cơ tăng tỷ lệ tai biến tổn thương đường mật (TTĐM) gây nhiều tổn hại cho bệnh nhân (BN). Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tai biến TTĐM, đánh giá các thương tổn đó theo phân loại của Strasberg và đánh giá kết quả sớm của các phương pháp xử trí TTĐM. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả, báo cáo hàng loạt ca. Kết quả: Từ 2008-2013, BV Bình Dân đã mổ 13,118 ca PTNS cắt túi mật và có 29 ca có tai biến TTĐM. Tỷ lệ tai biến TTĐM là 0,22%. Trong đó tổn thương Strasberg A, D lần lượt là 41,38% và 31,03%, riêng Strasberg E chiếm 24,14% .Xử trí chủ yếu của tốn thương loại A,D là làm ERCP hoặc mổ khâu lại chỗ dò và/hoặc dẫn lưu Kehr. Xử trí tổn thương kiểu Strasberg E là nối mật ruột theo Roux-en-Y hoặc nối tận-tận. Tỷ lệ rò mật hoặc hẹp miệng nối sau điều trị thương tổn là 24,14%. Không có ca tử vong trong nhóm khảo sát này. Kết luận: Tổn thương đường mật vẫn là một tai biến đáng sợ trong PTNS cắt túi đó cần hết sức tránh hoặc phải phát hiện sớm tổn thương để xử trí kịp thời. Từ khóa:Tổn thương đường mật, Phẫu thuật nội soi cắt túi mật ABSTRACT EVALUATING OF BILIARY COMPLICATIONS AFTER LAPAROSCOPIC CHOLECYSECTOMY IN BINH DAN HOSPITAL FROM 2008-2013 Bui Minh Thanh, Bui Manh Con * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 52 - 56 Background: Laparoscopic cholecystectomy (LC) is the treatment of choice for gallbladder stones. It has many conveniences but it can be associated with higher incidence
đang nạp các trang xem trước