tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội

luận văn có 3 chương gồm: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đầu tư công cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư công thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2016; Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư công thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020. | Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN QUỐC KHÁNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA. Người hướng dẫn khoa học: . Nguyễn Quang Hồng. Phản biện 1: PGS. TS. Trang Thị Tuyết. Phản biện 2: PGS. TS. Bùi Quang Tuấn. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp D, Nhà A - Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - thành phố Hà Nội. Thời gian: vào hồi 10 giờ 00 ngày 02 tháng 8 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Sau khi được mở rộng năm 2008, thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên là km2, dân số đến nay là 7,26 triệu người, so với Thủ đô của một số nước châu Á và thành phố Hồ Chí Minh, diện tích của thủ đô Hà Nội là lớn nhất. Với một thủ đô rộng lớn về diện tích và đông dân như Hà Nội, các vấn đề về đầu tư phát triển luôn được coi trọng đặc biệt bởi trình độ phát triển giữa các vùng miền còn chưa đồng đều, Hà Nội có điểm xuất phát từ sự phát triển thấp. Thực tế các năm qua cho thấy, nhu cầu và vốn đầu tư công của Thủ đô dành cho đầu tư phát triển là rất lớn. Tuy nhiên, do những hạn chế trong quản lý nhà nước (QLNN) của Thành phố, việc quản lý, sử dụng nguồn vốn này chưa hiệu quả, vẫn còn thất thoát, lãng phí trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB). Tăng cường công tác QLNN đối với đầu tư công Thành phố, đảm bảo yêu cầu đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải gắn với tái cơ cấu đầu tư công; kiểm soát chặt .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN