tailieunhanh - Tâm linh và ma thuật: Tìm kiếm an ninh tinh thần trong giao thông ở Việt Nam đương đại
Bài viết nghiên cứu những quan niệm và thực hành tâm linh trong việc tìm kiếm an toàn giao thông của người Việt. Bằng phương pháp tiếp cận nhân học tôn giáo và ma thuật đối với vấn đề tâm linh trong đi lại của người Việt ở Miền Trung và một vài địa phương khác, bài viết chỉ ra các cách thức tìm kiếm an toàn và kiểm soát rủi ro trong bối cảnh giao thông phức tạp ở Việt Nam. | Tâm linh và ma thuật: Tìm kiếm an ninh tinh thần trong giao thông ở Việt Nam đương đại Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 27 NGUYỄN ĐĂNG HỰU* TÂM LINH VÀ MA THUẬT: TÌM KIẾM AN NINH TINH THẦN TRONG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu những quan niệm và thực hành tâm linh trong việc tìm kiếm an toàn giao thông của người Việt. Bằng phương pháp tiếp cận nhân học tôn giáo và ma thuật đối với vấn đề tâm linh trong đi lại của người Việt ở Miền Trung và một vài địa phương khác, bài viết chỉ ra các cách thức tìm kiếm an toàn và kiểm soát rủi ro trong bối cảnh giao thông phức tạp ở Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu làm rõ mục đích và động thái của các hành vi tôn giáo và ma thuật đối với vấn đề rủi ro và tìm kiếm an ninh tinh thần trong lĩnh vực giao thông ở Việt Nam đương đại. Từ khóa: Bất an, ma thuật, an ninh, giao thông, tâm linh, tinh thần. 1. Lịch sử nghiên cứu và lý thuyết Báo cáo toàn cầu về an toàn giao thông đường bộ năm 2015 của tổ chức Y tế Thế giới cho biết mỗi năm có hơn 1,2 triệu người chết vì tai nạn giao thông đường bộ (WHO, 2015: ix). Cái chết do tại nạn giao thông được xếp thứ 8 trong những nguyên nhân gây nên cái chết hàng đầu trên toàn cầu (WHO, 2015: 1). Kết quả khảo sát của Bộ Giao thông Vận tải cho biết mỗi năm Việt Nam có khoảng người chết vì tại nạn, trong đó tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu với khoảng chết/ năm1. Riêng năm 2015, theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam đã xảy ra vụ tai nạn giao thông, làm người chết; người bị thương và người bị thương nhẹ2. Báo cáo về tai nạn giao thông của WHO cho rằng: các nước có thu nhập thấp và trung bình là nơi có tỷ lệ tai nạn giao thông cao gấp hai lần so với các nước có thu nhập cao (WHO, 2015: 4). Nguyên nhân chính xuất phát từ tốc độ tăng nhanh của tình trạng cơ giới hóa và * ThS., Đại học Duy Tân, Đà Nẵng. 28 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 thiếu
đang nạp các trang xem trước