tailieunhanh - Nhận diện về “tà đạo”: Trường hợp nhóm Chân Không và Thanh Hải Vô Thượng Sư
Thông qua việc tìm hiểu nhóm “tà đạo” Chân Không và Thanh Hải Vô Thượng Sư, tác giả bài viết mong muốn ở một mức độ nhất định có thể cung cấp một số cơ sở khoa học cho việc nhận diện về “tà đạo”, từ đó nâng cao nhận thức của người dân cũng như hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng đối với loại hình tôn giáo này. | Nhận diện về “tà đạo”: Trường hợp nhóm Chân Không và Thanh Hải Vô Thượng Sư Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2016 117 PHẠM THANH HẰNG* NHẬN DIỆN VỀ “TÀ ĐẠO”: TRƯỜNG HỢP NHÓM CHÂN KHÔNG VÀ THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ Tóm tắt: Thông qua việc tìm hiểu nhóm “tà đạo” Chân Không và Thanh Hải Vô Thượng Sư, tác giả bài viết mong muốn ở một mức độ nhất định có thể cung cấp một số cơ sở khoa học cho việc nhận diện về “tà đạo”, từ đó nâng cao nhận thức của người dân cũng như hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng đối với loại hình tôn giáo này. Từ khóa: Tà đạo, Chân Không, Thanh Hải Vô Thượng Sư. Dẫn nhập Quá trình toàn cầu hóa mọi mặt của đời sống xã hội đã thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của nhiều loại hình tôn giáo ở Việt Nam mà giới học thuật hiện nay vẫn thường gọi là “các hiện tượng tôn giáo mới”. “Hiện tượng tôn giáo mới” xuất hiện ngày càng đa dạng, phong phú nhất là từ sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới. Trong “các hiện tượng tôn giáo mới”, có hiện tượng chứa đựng yếu tố tích cực thể hiện qua vai trò, chức năng văn hóa của nó; song cũng có hiện tượng cực đoan, phản văn hóa, hiện hữu như một thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, gây mất ổn định xã hội, suy thoái chuẩn mực đạo đức, tổn hại tới sức khỏe cộng đồng - hiện tượng này được quy vào phạm trù “tà đạo”, đang được không ít các nhà nghiên cứu và cơ quan quản lý lưu tâm. Trong giới khoa học hiện nay, “tà đạo” vẫn là một thuật ngữ gây nhiều tranh cãi. Có nhiều cách hiểu khác nhau về “tà đạo”. Cùng xem xét “tà đạo” trong mối quan hệ với chính đạo/giáo, Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa “tà đạo” là “con đường không chính đáng”, “tôn giáo khác với tôn giáo được coi là chính tông”1; Từ điển Bách khoa Công an nhân dân đưa ra định nghĩa “tà đạo đồng nghĩa với tà giáo, một tôn giáo đối nghịch với * TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 118 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2016 tôn giáo truyền thống .
đang nạp các trang xem trước