tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Mục đích cụ thể của luận văn nhằm tìm hiểu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; tìm hiểu thực trạng, đánh giá những kết quả đạt được, những mặt hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở nguyên nhân của những hạn chế, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. | Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ . / . / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÂM NHỰT THUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHÍ MINH - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HOÀNG ANH Phản biện 1: TS. Trần Trí Trinh – Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS. Trƣơng Đình Chiến - Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 210, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 10 - Đường 3/2 - Quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 9 giờ 30 phút ngày 18 tháng 7 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Việt Nam đang trong thời kỳ đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên việc đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì đào tạo nghề luôn được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ lao động kỹ thuật có trình độ kiến thức chuyên môn, có kỹ năng và thái độ nghề nghiệp phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng sự biến đổi cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động. Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm chung của toàn Đảng, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN