tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tinh Kiên Giang
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho người DTTS ở tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước 6 về đào tạo nghề cho người DTTS của tỉnh trong thời gian tới. | Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tinh Kiên Giang BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DANH NGỌC BÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 1 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hƣờng Phản biện 1: TS. Tạ Thị Thanh Tâm Phản biện 2: TS. Lê Văn In Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp 210, Nhà A- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 10 – Đường 3/2-Quận 10-Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 ngày 25 tháng 7 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 2 MỞ ĐẦU cấp thiết của đề tài. Việt Nam đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước. Để có thể thực hiện thành công của quá trình này, trong đó nguồn nhân lực đã qua đào tạo là đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động nói chung và đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp CNH –HĐH đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, nước ta cũng còn tồn tại nhiều yếu kém và bất cập, đặc biệt là sự mất cân đối lớn giữa đào tạo với nhu cầu nhân lực thực tế cần cho quá trình CNH – HĐH đất nước. Sự bất cập này thể hiện rõ nhất hiện nay ở tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề. Ở nhiều ngành kinh tế trọng điểm chúng ta đang thiếu .
đang nạp các trang xem trước