tailieunhanh - Nghiên cứu phân loại và nuôi trồng nấm bạch ngọc (Macrocybe titans) phát hiện ở vườn quốc gia Cát Tiên

Bài viết này trình bày các đặc điểm hình thái của M. titans, một loài nấm được ghi nhận mới cho khu hệ nấm lớn Việt Nam được phát hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên. | Nghiên cứu phân loại và nuôi trồng nấm bạch ngọc (Macrocybe titans) phát hiện ở vườn quốc gia Cát Tiên TAP CHINấm SINH HOC bạch ngọc2017, 39(2): 172-181 (Macrocybe titans) DOI: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI VÀ NUÔI TRỒNG NẤM BẠCH NGỌC (Macrocybe titans) PHÁT HIỆN Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN Phạm Ngọc Dương1, Vũ Đình Duy2,5*, Nguyễn Thị Anh1, Bùi Thị Tuyết Xuân3,5, Lê Xuân Thám4 1 Vườn Quốc gia Cát Tiên, Tân Phú, Đồng Nai, Việt Nam 2 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam 3 Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam 4 Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, Lâm Đồng, Việt Nam 5 College of Forestry, Northwest A&F University, Yangling, Shaanxi, 712100, China TÓM TẮT: Chi nấm Macrocybe Pegler & Lodge, được ghi nhận có 7 loài trên thế giới: Macrocybe crassa, M. gigantea, M. lobayensis, M. pachymeres, M. praegrandis, M. spectabilis và M. titans. Phần lớn các loài được phát hiện trong chi nấm này được sử dụng làm thực phẩm, hai loài đã được nghiên cứu nuôi trồng thành công trên thế giới như M. crassa và M. gigantea cũng được ghi nhận ở Việt Nam. Bài báo này trình bày các đặc điểm hình thái của M. titans, một loài nấm được ghi nhận mới cho khu hệ nấm lớn Việt Nam được phát hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Các kết quả nghiên cứu về sinh học phân tử theo dữ liệu từ Genbank cũng cho phép khẳng định mẫu vật của loài M. titans thu được ở Vườn quốc gia Cát Tiên có chung nguồn gốc với các loài M. titans khác trên thế giới. Kết quả nuôi trồng thử nghiệm thành công loài nấm này lần đầu tiên ở Việt Nam đã tìm ra công thức môi trường bước đầu phù hợp cho việc nuôi trồng ra thể quả làm cơ sở cho việc phát triển công nghệ nuôi trồng thương mại ở Việt Nam. Từ khóa: Tricholomataceae, Macrocybe, Macrocybe titans, gene 28S-ribosomal RNA, nấm bạch ngọc. MỞ ĐẦU (Somanjana Khatua & Krishnendu Acharya, Chi Macrocybe Pegler & Lodge .