tailieunhanh - Khảo sát tình hình sử dụng và đề kháng kháng sinh trong điều trị viêm phổi nặng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa nhi – Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang

Khảo sát tình hình sử dụng và đề kháng kháng sinh (KS) tại khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Kiên Giang (BVĐKKG) từ: 9/2012 đến 5/2013. | Khảo sát tình hình sử dụng và đề kháng kháng sinh trong điều trị viêm phổi nặng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa nhi – Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI NẶNG Ở TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI KHOA NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG Bùi Tùng Hiệp*, Trần Thị Thùy Trang** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng và đề kháng kháng sinh (KS) tại khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Kiên Giang (BVĐKKG) từ: 9/2012 đến 5/2013. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 412 hồ sơ bệnh án trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi. Kết quả: Qua khảo sát 412 bệnh án cho kết quả sau: nhóm KS được chỉ định nhiều nhất là cephalosporin (40,1%). Thời gian trung bình dùng kháng sinh: 11,6 ± 0,33 ngày, trong đó khoảng thời gian 7 – 14 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (71,3%). Nhóm aminoglycosid, thời gian trung bình: 4,4 ± 0,13 ngày, trong đó trên 5 ngày chiếm tỷ lệ 14,6%. KS lựa chọn ban đầu chủ yếu là Cephalosporin (49,4%). Phối hợp thường gặp nhất: cephalosporin + aminoglycosid (39,2%). Hiệu quả điều trị: cải thiện và khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 97,8% và trường hợp không thuyên giảm, chuyển viện chiếm 2,2%. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn: gram (+): 64,1%; gram (-): 35,9%. Các khuẩn gây bệnh thường gặp ở trẻ con như sau: Streptococcus sp. 21,3%, Staphylococcus aureus 13,4%, Staphylococcus, coagulase negative 12,5%, Klebsiella pneumoniae 11,3%. Staphylococci và các chủng Gram âm có mức đề kháng cao. Vancomycin và Fosfomycin là 2 KS còn nhạy cao với tất cả các chủng Kết luận và kiến nghị: Việc sử dụng KS trong điều trị bệnh lý viêm phổi nặng trẻ em rất khác nhau tùy trường hợp bệnh. Mức độ đề kháng KS của các chủng thường gặp trong viêm phổi nặng hiện rất cao, cần thận trọng trong sử dụng KS và tiếp tục theo dõi mức độ tiến triển đề kháng để có chiến lược điều trị thích hợp với từng giai đoạn. Từ khóa: kháng sinh, viêm phổi nặng, trẻ em

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN