tailieunhanh - Một số suy nghĩ khi giảng dạy theo học chế tín chỉ từ kinh nghiệm giảng dạy học phần Xã hội học đại cương

Bài viết với nội dung nhận thức chung về học chế tín chỉ trong đào tạo bậc đại học; mục tiêu giảng dạy xã hội học đại cương theo học chế tín chỉ; yêu cầu đối với sinh viên; phương pháp giảng dạy - học tập trong học chế tín chỉ. | Một số suy nghĩ khi giảng dạy theo học chế tín chỉ từ kinh nghiệm giảng dạy học phần Xã hội học đại cương Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 139 MỘT SỐ SUY NGHĨ KHI GIẢNG DẠY THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TỪ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY HỌC PHầN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG ThS. Vũ Toản Khoa Xã hội học 1. Nhận thức chung về học chế tín chỉ trong đào tạo bậc đại học Mục tiêu của học chế tín chỉ Áp dụng học chế tín chỉ là một trong những nội dung đổi mới nhằm chuẩn hóa theo yêu cầu đào tạo, đáp ứng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập giáo dục quốc tế (credit transfer system). Đặc điểm của học chế tín chỉ hướng đến lấy chất lượng đào tạo của người học xuyên suốt quá trình đào tạo. Nội dung chương trình và thời gian đào tạo được chuẩn hóa một cách mềm dẻo đến từng chi tiết của các học phần, giúp người học có thể dễ dàng sắp xếp thời gian, tiếp cận kiến thức trong chương trình đào tạo một cách phù hợp nhất. Người học có thể rút ngắn hoặc kéo dài thêm thời gian tốt nghiệp mà không ảnh hưởng đến kết quả tốt nghiệp. Sản phẩm từ học chế tín chỉ mà sinh viên được hưởng: hiểu rằng hệ thống đào tạo tín chỉ không bắt buộc người học chỉ học những gì có được từ người giảng viên và thời gian trên lớp. Tri thức sinh viên tích lũy được phải đến từ nhiều kênh tiếp cận khác nhau, điều đó cũng có nghĩa vai trò của giảng viên là dẫn dắt, định hướng tạo môi trường cho “giáo dục chủ động trong sinh viên” có điều kiện phát triển thông qua kỹ năng khai thác và ứng dụng công nghệ (high technology). Theo quan điểm của James Quann (Washington University), đánh giá “tín chỉ” tích lũy của người học là một cách thức đánh giá tổng hợp phản ánh của một chuỗi các hoạt động liên quan bao gồm thời gian lên lớp (contact hour), thời gian thực tập – thực hành (tutor hour) và thời gian dành cho tự đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề (self-study hour). Áp dụng học chế tín chỉ vào đại học ở Chí Minh và cơ sở đánh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.