tailieunhanh - Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực
Trên cơ sở khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở, bài viết đề xuất 05 giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực: Quy hoạch đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở dựa trên nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương và khả năng của từng giáo viên; Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cốt cán trường trung học cơ sở,. | Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48, Số 1B (2019), tr. 61-70 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Lưu Hồng Uyên (1), Phạm Minh Hùng (2) 1 Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 6, TP. Hồ Chí Minh 2 Trường Đại học Vinh, Nghệ An Ngày nhận bài 7/3/2019, ngày nhận đăng 8/5/2019 Tóm tắt: Trên cơ sở khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở, bài báo đề xuất 05 giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực: Quy hoạch đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở dựa trên nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương và khả năng của từng giáo viên; Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cốt cán trường trung học cơ sở; Tổ chức bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở theo khung năng lực nghề nghiệp; Đổi mới đánh giá giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực; Tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở phát huy, phát triển năng lực nghề nghiệp của mình. 1. Đặt vấn đề Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là nhà giáo được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục một lớp học sinh (HS). Vì thế GVCN được xem là linh hồn của lớp học, là người cố vấn đáng tin cậy dẫn dắt, định hướng, giúp HS vươn lên tự hoàn thiện và phát triển nhân cách. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) hiện nay, khi vai trò của người giáo viên (GV) có sự thay đổi căn bản, từ chỗ là “người truyền thụ tri thức có sẵn” sang đóng vai trò của người trọng tài, cố vấn cho hoạt động nhận thức của HS thì vai trò của người GVCN trường trung học cơ sở (THCS) cũng có những thay đổi căn bản. GVCN phải chăm lo sự phát triển toàn diện nhân cách HS lớp mình phụ trách để các em không chỉ được phát triển về trí năng mà còn được phát triển cả về thể năng và tâm
đang nạp các trang xem trước