tailieunhanh - Tôn giáo và đời sống gia đình, bản làng người Mông
Bài viết nhấn mạnh sự cần thiết của cách tiếp cận văn hóa-tôn giáo, xác định lại vị trí của tôn giáo trong đời sống gia đình, làng bản người Mông hợp lý hơn. | Tôn giáo và đời sống gia đình, bản làng người Mông Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11&12 - 2016 135 NGUYỄN QUANG HƯNG* TÔN GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH, BẢN LÀNG NGƯỜI MÔNG Tóm tắt: Từ đầu thế kỷ XX, khởi đầu là Max Weber, tiếp đó là Ch. Dawson, P. Tillich và gần đây là S. Huntington nhấn mạnh tới cách tiếp cận văn hóa - tôn giáo và xây dựng lý thuyết tôn giáo là hạt nhân của văn hóa - một cách tiếp cận khác với cách tiếp cận coi tôn giáo chỉ là một thành tố của văn hóa (theo cách tiếp cận này nếu tuyệt đối hóa, sẽ dẫn tới đối lập văn hóa với tôn giáo). Như Ch. Dawson nhấn mạnh, tôn giáo là hạt nhân của văn hóa cũng đúng đối với văn hóa của những tộc người nào còn mang nặng tâm thức tôn giáo nguyên thủy khi mà tôn giáo chi phối hầu hết các hoạt động quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người cũng như những biến cố quan trọng trong vòng đời. Khi nghiên cứu tôn giáo trong đời sống tinh thần của người Mông, chúng tôi thấy một số nét tương tự. Tộc người này không thể sống thiếu tôn giáo. Bài viết nhấn mạnh sự cần thiết của cách tiếp cận văn hóa-tôn giáo, xác định lại vị trí của tôn giáo trong đời sống gia đình, làng bản người Mông hợp lý hơn. Từ khóa: Văn hóa - tôn giáo, văn hóa, gia đình, bản làng, người Mông. 1. Tôn giáo và đời sống gia đình người Mông - Vấn đề giới Trong một công trình khác, chúng tôi đã đề cập tới vai trò của tôn giáo trong hôn nhân của người Mông. Không phải tính huyết thống, mà chính tôn giáo (cùng ma) là yếu tố căn bản gắn kết các thành viên * ., Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết này là một phần trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá xu hướng tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Mông theo đạo Tin Lành và một số hiện tượng tôn giáo mới vùng Tây Bắc”, mã số /13-18, thuộc chương trình trọng điểm cấp Nhà nước “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” do Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì. 136 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11&12 - 2016 trong
đang nạp các trang xem trước