tailieunhanh - Tìm hiểu vai trò của ý thức trong duy thức học Phật giáo

Duy thức học là học thuyết có sự bàn luận phức tạp về cấu trúc tâm lý của con người. Tác giả bài viết cho rằng, những nội dung cơ bản của triết học duy thức là cơ sở để tìm hiểu về vấn đề nhận thức luận và bản thể luận của triết học Phật giáo Bắc truyền. | Tìm hiểu vai trò của ý thức trong duy thức học Phật giáo Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7&8 - 2016 47 DƯƠNG ĐÌNH TÙNG TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA Ý THỨC TRONG DUY THỨC HỌC PHẬT GIÁO Tóm tắt: Duy thức học là học thuyết có sự bàn luận phức tạp về cấu trúc tâm lý của con người. Tác giả bài viết cho rằng, những nội dung cơ bản của triết học duy thức là cơ sở để tìm hiểu về vấn đề nhận thức luận và bản thể luận của triết học Phật giáo Bắc truyền. Từ lập trường duy vật biện chứng, tác giả đi vào phân tích một số vấn đề cơ bản nhận thức luận trong Duy thức học, qua đó có một số đánh giá về những đóng góp cũng như những hạn chế trong Triết học Duy thức học đối với sự phát triển của nhận thức luận Phật giáo nói riêng và lý luận nhận thức khoa học nói chung. Từ khóa: Duy thức, nhận thức luận, Phật giáo, ý thức. 1. Khái quát về hệ thống tư tưởng của Duy thức học Ra đời vào khoảng thế kỷ IV, Duy thức học là một tông phái lớn của Phật giáo Phát triển. Thời kỳ Phật Thích Ca còn tại thế, Duy thức học chưa tồn tại với tư cách là một tông phái hay một pháp môn tu hành, song tư tưởng về duy thức đã được Phật thuyết trong nhiều bộ kinh khác nhau. Những người sáng lập ra tông phái Duy thức là Vô Trước và Thế Thân cũng dựa trên những bộ kinh như vậy để xây dựng nên những bộ luận kinh điển, như: Du già sư địa luận, Nhiếp luận đại thừa, Luận biện trung biên, Về mặt tư tưởng, họ đều lấy pháp Phật thuyết làm điểm dựa. Duy thức học có sự bàn luận khá phức tạp về đời sống tâm lý con người. Xét ở góc độ hệ thống, đa phần các học giả đều cho rằng, tư tưởng Duy thức học được thể hiện ở bốn điểm lớn. Thứ nhất, tất cả hiện hữu đều do thức biến hiện. Thứ hai, nguyên nhân của sự hiện hữu đó đều do tàng thức. Thứ ba, thức có ba tự tính, trên con đường thức Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. 48 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7&8 - 2016 chuyển thành trí, ba tự tính thành ba vô tự tính và cuối cùng là mối quan hệ giữa ba

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.