tailieunhanh - Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương và Phủ Tây Hồ, Hà Nội qua câu đối thờ Mẫu Liễu

Qua khảo sát kỹ lưỡng đôi câu đối có cùng nội dung ở hai ngôi đền thờ Mẫu Liễu Hạnh tại Hà Nội, là đền Cổ Lương (quận Hoàn Kiếm) và Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), bài viết luận giải về niên đại xuất hiện câu đối, cũng như tác giả viết câu đối và người cung tiến. | Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương và Phủ Tây Hồ, Hà Nội qua câu đối thờ Mẫu Liễu 94 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 CHU XUÂN GIAO* MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỀN CỔ LƯƠNG VÀ PHỦ TÂY HỒ, HÀ NỘI QUA CÂU ĐỐI THỜ MẪU LIỄU Tóm tắt: Qua khảo sát kỹ lưỡng đôi câu đối có cùng nội dung ở hai ngôi đền thờ Mẫu Liễu Hạnh tại Hà Nội, là đền Cổ Lương (quận Hoàn Kiếm) và Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), bài viết luận giải về niên đại xuất hiện câu đối, cũng như tác giả viết câu đối và người cung tiến. Xét trong bối cảnh đất nước ở nửa đầu thế kỷ XX, nội dung câu đối phản ánh tâm thế của con người Việt Nam thời kỳ đó, tiêu biểu là Trần Tán Bình - một trí thức khoa bảng có đầu óc canh tân, tham gia tích cực và bền bỉ vào nhiều phong trào công khai với mục đích chấn hưng dân khí và bồi dưỡng dân trí ở đầu thế kỷ XX. Từ khóa: Câu đối, Mẫu Liễu, đền, phủ, Hà Nội. 1. Dẫn nhập Ý tưởng của bài viết này được hình thành trong quá trình điều tra điền dã của chúng tôi tại các đền phủ đang thờ phụng Mẫu Liễu, trung tâm là phủ Tây Hồ ở Hà Nội, có thể bắt đầu tính từ giữa thập niên 1990 - khi mà tôn giáo truyền thống đã bước vào thời kỳ phục hưng nhờ chính sách Đổi mới1. Gợi ý trực tiếp là từ nội dung của một đôi câu đối bằng Hán văn được xem là “truyền lại từ ngày xưa”2 vẫn được treo trang trọng trong chính điện của phủ Tây Hồ mà chúng tôi tiếp xúc lần đầu tiên vào năm 1995. Nội dung và giá trị của câu đối ấy (từ đây trở xuống viết tắt là CĐ- TH) đã được chúng tôi công bố một phần trong các nghiên cứu trước đây (Chu Xuân Giao, Phan Lan Hương, 2008b: 52, 79-81; 2008a: 32-33). Như sẽ trình bày ở dưới đây, CĐ-TH là vật tiến cúng vào năm 1953 của thanh đồng Phạm Diệu Hòa, cũng đồng thời là trụ trì - người quản lý phủ Tây Hồ ở thời điểm đó. Sau đó, chúng tôi mở rộng phạm vi khảo sát như một phương cách để có thể nhìn rõ hơn chân dung phủ Tây Hồ trong bức tranh chung về việc thờ Mẫu Liễu ở Việt Nam. Chúng tôi lần lượt phát hiện những câu đối mang nội dung .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN