tailieunhanh - Bàn thêm về sự du nhập của Islam giáo ở Champa
Bài viết này điểm lại các quan điểm chủ yếu liên quan đến vấn đề thời điểm và nguồn gốc du nhập của Islam giáo ở Champa trước đây và của người Chăm ở Việt Nam ngày nay. Trong đó, chúng tôi xem xét và đánh giá về cơ sở khoa học và tính xác đáng của các quan điểm trên, từ đó đưa ra quan điểm nhìn nhận của tác giả và đóng góp thêm các thông tin nhằm làm rõ vấn đề sự du nhập của Islam giáo ở Champa. | Bàn thêm về sự du nhập của Islam giáo ở Champa 80 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 ĐỔNG THÀNH DANH* BÀN THÊM VỀ SỰ DU NHẬP CỦA ISLAM GIÁO Ở CHAMPA Tóm tắt: Bài viết này điểm lại các quan điểm chủ yếu liên quan đến vấn đề thời điểm và nguồn gốc du nhập của Islam giáo ở Champa trước đây và của người Chăm ở Việt Nam ngày nay. Trong đó, chúng tôi xem xét và đánh giá về cơ sở khoa học và tính xác đáng của các quan điểm trên, từ đó đưa ra quan điểm nhìn nhận của tác giả và đóng góp thêm các thông tin nhằm làm rõ vấn đề sự du nhập của Islam giáo ở Champa. Từ khóa: Islam giáo, du nhập, Đông Nam Á, Champa, người Chăm. 1. Đặt vấn đề Do một số các yếu tố lịch sử, ngày nay cộng đồng Islam giáo ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Chăm ở Miền Trung và Nam Bộ, tương ứng với hai vùng định cư này, người Chăm theo Islam giáo cũng được phân chia ra làm hai nhóm rõ rệt: Chăm Awal1 (hay thường gọi là Chăm Bàni) tập trung chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận; Chăm Islam ở vùng Nam Bộ (tập trung chủ yếu ở An Giang và một bộ phận nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh2. Sự phân loại hai nhóm Islam giáo này không đơn thuần chỉ dựa trên yếu tố địa lý mà còn dựa trên bối cảnh hình thành, mức độ tiếp thu, ảnh hưởng và cách thức thực hành tôn giáo ở hai cộng đồng. Trong khi, cộng đồng người Chăm Islam ở Nam Bộ là cộng đồng theo Islam giáo chính thống dòng Suni, tuân thủ theo các quy định, giáo luật của Islam giáo như các cộng đồng Islam giáo toàn thế giới thì cộng đồng Chăm Awal lại có một cách thực hành tôn giáo theo một cách riêng, mất đi tính chính thống và chứa đựng nhiều dấu ấn tâm linh bản địa như không tôn sùng Allah như là một Thượng đế duy nhất, duy trì phong tục thờ cúng thần linh, thờ cúng tổ tiên, trong thực hành niềm tin tôn giáo họ không phải cầu nguyện 5 lần/ngày, không nhịn ăn vào tháng chay niệm Ramadan, mà phó thác nhiệm vụ đó cho giới tu sĩ. Do đó, giới nghiên cứu còn nhấn mạnh rằng đây
đang nạp các trang xem trước