tailieunhanh - Bác ái của Công giáo trong sách Tân Ước và ý nghĩa thực tiễn

Trong sách Tân Ước, tư tưởng bác ái được thể hiện rõ ràng thông qua lời rao giảng của Chúa Jesus và các Tông đồ được tóm tắt ngắn gọn trên hai chiều cạnh là “kính Chúa, yêu người”. Bài viết phân tích hai chiều cạnh của tư tưởng bác ái và ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng bác ái. | Bác ái của Công giáo trong sách Tân Ước và ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 45 BÙI KIM CHUYÊN* BÁC ÁI CỦA CÔNG GIÁO TRONG SÁCH TÂN ƯỚC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN Tóm tắt: Theo triết học Công giáo, bác ái là “tình yêu” của con người dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân (hoặc những người anh em) trong hành động của những người công nhận quyền năng của Thiên Chúa. Trong sách Tân Ước, tư tưởng bác ái được thể hiện rõ ràng thông qua lời rao giảng của Chúa Jesus và các Tông đồ được tóm tắt ngắn gọn trên hai chiều cạnh là “kính Chúa, yêu người”. Bài viết phân tích hai chiều cạnh của tư tưởng bác ái và ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng bác ái. Từ khóa: Bác ái, Công giáo, Tân Ước, luân lý. 1. Tình yêu con người dành cho Thiên Chúa Theo Công giáo, Chúa Jesus tóm tắt các bổn phận của con người đối với Thiên Chúa bằng giới răn: Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Điều này xuất phát từ Cựu Ước, sách Đệ nhị luật chép: “Nghe đây, hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng, hết dạ hết sức anh em” (Đnl 6, 4)1. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Tình yêu Thiên Chúa duy được thể hiện ở điều đầu tiên trong “Thập giới”: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ. Ngươi không được có thần nào khác đối ngịch với Ta” (Xh 20, 2-3)2. Điều răn thứ nhất cũng là đòi hỏi chính đáng về mặt luân lý là con người phải đón nhận và tôn thờ Thiên Chúa, Đấng đã cho con người sự sống. Tình yêu của con người dành cho Thiên Chúa phải bao gồm: Thứ nhất, tin vào Thiên Chúa. Trong cuộc sống hầu như ai cũng phải tin vào một điều gì đó, việc tin vào Thiên Chúa được xem như một thứ luân lý bởi Thiên Chúa đã tạo ra vũ trụ vạn vật, tạo ra chúng ta và trao vũ trụ vạn vật vào tay cho con người cai quản. Thánh Paul coi niềm tin vào * Khoa Triết học, Học .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN