tailieunhanh - Giáo dục về đạo đức và lối sống của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay

Bài viết chủ yếu trình bày về giáo dục của Phật giáo về đạo đức và lối sống diễn ra ở các không gian cá nhân, gia đình và cộng đồng ở Việt Nam. Phân tích của chúng tôi tập trung nhiều hơn vào mục đích, nội dung, và phương thức giáo dục của Phật giáo được tìm hiểu trong thời gian gần đây. | Giáo dục về đạo đức và lối sống của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 19 HOÀNG VĂN CHUNG* PHẠM THỊ CHUYỀN** GIÁO DỤC VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY1 Tóm tắt: Phật giáo dù được truyền bá vào Việt Nam từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất, qua những thăng trầm của lịch sử, vẫn tồn tại đầy sức sống tới ngày nay. Một trong những nguyên do cho điều thú vị ấy là hệ thống các giá trị mà Phật giáo dần tự thân hình thành và đồng thời được các cộng đồng tiếp nhận, dung dưỡng, và bồi đắp. Các giá trị ấy được thể hiện khá rõ trong hoạt động truyền bá và thực hành các giáo lý và đặc biệt là các nguyên tắc đạo đức của Phật giáo. Chính qua việc kiến tạo và bồi dưỡng các nguyên tắc tu hành và lối sống, Phật giáo được đánh giá cao ở chức năng giáo dục mà nó mang lại cho cá nhân và xã hội vượt ra khỏi cả phạm vi một tôn giáo. Bài viết chủ yếu trình bày về giáo dục của Phật giáo về đạo đức và lối sống diễn ra ở các không gian cá nhân, gia đình và cộng đồng ở Việt Nam. Phân tích của chúng tôi tập trung nhiều hơn vào mục đích, nội dung, và phương thức giáo dục của Phật giáo được tìm hiểu trong thời gian gần đây. Bài viết đi tới nhận định rằng Phật giáo đã và sẽ có những đóng góp rất ý nghĩa và hết sức thiết thực vào công cuộc xây dựng đạo đức và lối sống mới cho con người Việt Nam. Từ khóa: Giáo dục, Phật giáo, mục đích, nội dung, phương thức, chức năng, tôn giáo. 1. Lý luận về chức năng giáo dục đạo đức của Phật giáo Tôn giáo là bộ phận quan trọng của văn hóa. Đây là nhận định đã được nhiều nhà khoa học nhất trí. Ngược lại, nói đến văn hóa của một dân tộc hay khu vực, người ta không thể không nhắc đến yếu tố tôn giáo, * Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. ** Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. 1 Bài viết phát triển từ chuyên đề của đề tài cấp Bộ 2015-2016 về “Phát huy giá trị và chức .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.