tailieunhanh - Sử liệu Phật giáo thời Lê Sơ trong tư liệu bi ký
Bài viết này dựa trên các bi văn, bia, văn bia hiện nay có thể khảo sát được, để có thể làm rõ những nét biểu hiện của đời sống Phật giáo thời Lê Sơ. Thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích văn bản học, các phương pháp của Sử học, tôn giáo học, phương pháp suy đoán sử học dưới sự chiếu rọi của lý thuyết thực thể tôn giáo. | Sử liệu Phật giáo thời Lê Sơ trong tư liệu bi ký 34 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 PHẠM THỊ CHUYỀN∗ SỬ LIỆU PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ TRONG TƯ LIỆU BI KÝ Tóm tắt: Bài viết này dựa trên các bi văn, bia, văn biahiện nay có thể khảo sát được, để có thể làm rõ những nét biểu hiện của đời sống Phật giáo thời Lê Sơ. Thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích văn bản học, các phương pháp của Sử học, Tôn giáo học, phương pháp suy đoán sử học dưới sự chiếu rọi của lý thuyết thực thể tôn giáo,bài viết khảo sát, phân tích sử liệu Phật giáo thời Lê Sơ, từ đó góp phần tìm hiểu thông tin về Phật giáo và những biểu hiện của đời sống Phật giáo qua tư liệu bi ký. Qua đó, bài viết góp phần bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu Phật giáo thời Lê Sơ. Từ khóa: Sử liệu, bi ký, Lê Sơ, Phật giáo, đời sống. 1. Dẫn nhập Nghiên cứu về đời sống Phật giáo thời Lê Sơ là một nhu cầu được đặt ra trong những năm gần đây, bởi vì Phật giáo thời kỳ này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Muốn đáp ứng được nhu cầu này, trước hết cần tìm kiếm và khảo cứu tư liệu lịch sử. Đây là một nhiệm vụ khó khăn và khá phức tạp. Thông thường, thực thể Phật giáo tồn tại ở mỗi thời kỳ lịch sử sẽ được phản ánh trong nhiều nguồn tư liệu lịch sử hay còn gọi là sử liệu trong chính sử, bi ký, văn chương, khảo cổ học, Sử liệu Phật giáo Lê Sơ không đơn giản chỉ là những tư liệu lịch sử phục vụ công việc thống kê, mà nó còn là đối tượng nghiên cứu quan trọng của khảo cổ học, sử học, triết học, văn hóa học, nghiên cứu tư tưởng và tôn giáo học khi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Phật giáo thời kỳ này. Chúng ta không chỉ khảo cứu nó, mà còn khai thác nội dung (thông tin) của nó và đánh giá giá trị của nó đối với những nghiên cứu mà mình quan tâm. Nhiều nhà nghiên cứu đi trước như Phan Huy Lê (1971), Nguyễn Đức Sự (1986), Trần Quốc Vượng (1986), ., trên cơ sở nguồn sử liệu thu ∗ ThS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phạm Thị
đang nạp các trang xem trước