tailieunhanh - Giới thiệu tư tưởng xã hội học của Peter Berger về tôn giáo và những biến chuyển

Bài viết giới thiệu những tư tưởng cơ bản về tôn giáo của P. Berger. Quan điểm về tôn giáo của ông đặt nền tảng trên lý thuyết kiến tạo xã hội (social constructionism), chủ trương phải nghiên cứu tôn giáo dưới góc độ xã hội học và xem tôn giáo như là một sản phẩm xã hội (social product). | Giới thiệu tư tưởng xã hội học của Peter Berger về tôn giáo và những biến chuyển Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 3 NGUYỄN XUÂN NGHĨA GIỚI THIỆU TƯ TƯỞNG XÃ HỘI HỌC CỦA PETER BERGER VỀ TÔN GIÁO VÀ NHỮNG BIẾN CHUYỂN Tóm tắt: Bài viết giới thiệu những tư tưởng cơ bản về tôn giáo của P. Berger. Quan điểm về tôn giáo của ông đặt nền tảng trên lý thuyết kiến tạo xã hội (social constructionism), chủ trương phải nghiên cứu tôn giáo dưới góc độ xã hội học và xem tôn giáo như là một sản phẩm xã hội (social product). Tuy nhiên, trong các tác phẩm của ông cũng đề cập đến thực tại siêu việt mà khoa học xã hội có thể tìm hiểu các tín hiệu của nó. Qua hơn 50 năm nghiên cứu, tư tưởng về tôn giáo của P. Berger có những biến chuyển, đặc biệt là về quá trình thế tục hóa. Từ khóa: Peter Berger, tôn giáo, thế tục hóa, chủ nghĩa vô thần phương pháp luận, lý thuyết kiến tạo xã hội. 1. Dẫn nhập Từ sau Thế chiến thứ II, ở Mỹ, Peter. L. Berger được đánh giá là một trong những tác giả lớn nghiên cứu xã hội học về tôn giáo, cùng với một số nhà nghiên cứu tôn giáo khác như M. Douglas, V. Turner, R. Bellah, C. Geertz. P. Berger sinh năm 1929, là nhà xã hội học Mỹ gốc Áo. Ông được biết đến với những công trình nghiên cứu xã hội học về tri thức, xã hội học về tôn giáo, về quá trình hiện đại hóa và về lý thuyết xã hội học. Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, cùng viết với Thomas T. Luckmann, là Kiến tạo xã hội về thực tại - Khảo luận về xã hội học nhận thức1, được Hiệp hội Xã hội học Thế giới liệt kê là một trong mười tác phẩm xã hội học có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX và giữ vai trò trung tâm trong việc hình thành lý thuyết kiến tạo xã hội (social constructivism)2. Ứng dụng lý thuyết này vào lĩnh vực tôn giáo, ông đã viết cuốn sách The Sacred Canopy; Elements of a Sociological Theory of Religion (1967), (Mái vòm linh thiêng; Những yếu tố của một lý thuyết xã hội học về tôn giáo), sau này in lại được gọi là The Social Reality of .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN