tailieunhanh - Tầm quan trọng của dự báo bán hàng đối với Giám đốc bán hàng
Dự báo bán hàng là một công cụ quan trọng cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Có một vài lý do chính khiến dự báo doanh số bán hàng quan trọng đối với Giám đốc bán hàng; chủ yếu để xác định doanh thu trong tương lai (dự báo doanh thu) và lập kế hoạch cho bất kỳ yêu cầu nào (Dự báo khối lượng). Để hiểu rõ hơn về điều này, mời các bạn tham khảo bài viết trên đây. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hay về Kỹ năng bán hàng với Bộ tài liệu Xây dựng Đội ngũ Bán hàng Chuyên nghiệp. | Tầm quan trọng của dự báo bán hàng đối với Giám đốc bán hàng TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỰ BÁO BÁN HÀNG ĐỐI VỚI GIÁM ĐỐC BÁN HÀNG Bởi vì cả hai hạn ngạch bán và ngân sách bán hàng là hệ quả trực tiếp của dự báo bán hàng, giám đốc bán hàng bị phụ thuộc nhiều vào dự báo bán hàng để phát triển các kế hoạch của quận và trong việc kiểm soát các hoạt động của nhân viên bán hàng. Dự báo cho phép giám đốc lên kế hoạch phân công nhân sự trong quận, vì thế khối lượng bán và mục tiêu lợi nhuận được hoàn thành. Hạn ngạch bán dành cho mỗi nhân viên bán hàng là qui định pháp lệnh đối với tất cả các nhân viên cũng như với giám đốc để đo lường và đánh giá việc thực hiện. Ngân sách bán hàng qui định số tiền mà người giám đốc của mình nhằm hoàn thành hạn ngạch bán hàng trong một giai đoạn nhất định. Như vậy tính chính xác của dự báo trở thành một yếu tố tâm lý trong hoạt động thành công ở quận của người giám đốc bán hàng. Quá trình dự báo Mặc dù giám đốc bán hàng cơ sở hầu như luôn là người sử dụng các dự báo, vai trò của giám đốc bán hàng trong quá trình lập một dự báo có thể và sẽ thay đổi nhiều theo công ty. Tuy nhiên không có một phương pháp dự báo nào có thể chính xác cho mọi lúc. Một giám đốc cần nhận biết một số kỹ thuật dự báo thích hợp và các đặc tính của chúng trước khi lựa chọn một loại kĩ thuật dự báo nào đó. Nhìn chung, tuy vậy, về phương diện tổ chức có hai quá trình mà một giám đốc quận có thể gặp phải ở dự báo bán hàng cấp quận: Từ trên xuống và từ dưới lên (Trong hoạt động hàng ngày các công ty hầu như sẽ sử dụng kết hợp cả hai phương pháp này để kiểm tra tính hiệu lực của chúng). Phương pháp từ trên xuống : Phương pháp từ trên xuống cũng còn được gọi là phương pháp chia .
đang nạp các trang xem trước