tailieunhanh - Một số góp ý hoàn thiện dự thảo luật tín ngưỡng, tôn giáo

bài viết phân tích những hạn chế và đề xuất chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tinh thần xây dựng Dự thảo Luật, cụ thể là các nội dung như giải thích từ ngữ, bố cục Dự thảo Luật, quyền bày tỏ niềm tin tôn giáo của những người bị hạn chế quyền công dân và đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn (các biện pháp ngăn chặn hành chính và các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự), các hành vi bị nghiêm cấm, về quản lý nhà nước, đăng ký sinh hoạt tôn giáo và công nhận tổ chức tôn giáo, tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo và kỹ thuật lập pháp. | Một số góp ý hoàn thiện dự thảo luật tín ngưỡng, tôn giáo Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2016 117 TRẦN QUỐC HUY MỘT SỐ GÓP Ý HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Tóm tắt: Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo ban hành năm 2004 sau hơn 10 năm có hiệu lực đã xuất hiện những bất cập và khoảng trống pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, do đó cần thiết phải xây dựng Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. Qua nghiên cứu Dự thảo Luật (Dự thảo lần 5), bài viết phân tích những hạn chế và đề xuất chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tinh thần xây dựng Dự thảo Luật, cụ thể là các nội dung như giải thích từ ngữ, bố cục Dự thảo Luật, quyền bày tỏ niềm tin tôn giáo của những người bị hạn chế quyền công dân và đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn (các biện pháp ngăn chặn hành chính và các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự), các hành vi bị nghiêm cấm, về quản lý nhà nước, đăng ký sinh hoạt tôn giáo và công nhận tổ chức tôn giáo, tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo và kỹ thuật lập pháp. Từ khóa: Luật, tôn giáo, tín ngưỡng, khái niệm, thuật ngữ. 1. Dẫn nhập Năm 2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo nhằm thể chế hóa quy định của Hiến pháp 1992 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quan điểm, chủ trương của Đảng tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX về công tác tôn giáo1. Pháp lệnh đã tạo hành lang pháp lý để ghi nhận, bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân cũng như chính sách của Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo; điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lĩnh vực tôn giáo vì lợi ích chính đáng của người có niềm tin, tín đồ và tổ chức tôn giáo, vì lợi ích chung của toàn xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập và giao lưu quốc tế. Tuy nhiên, qua 10 năm thực hiện, Pháp lệnh đã bộc lộ nhiều bất cập, có những điểm không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN