tailieunhanh - Yếu tố bản địa, Bàlamôn giáo và Islam giáo trong tôn giáo của người Chăm Ahiér qua bộ kinh lá buông (agal bac) mới phát hiện
Bài viết này, tác giả giới thiệu tổng quan về chủ đề, nội dung của bộ kinh - văn bản lá buông (agal bac) mà tu sĩ Basaih, Po Adhia người Chăm Ahiér đang lưu giữ và dùng để hành lễ hiện nay. Thông qua bộ kinh và việc thực hành nghi lễ của các tu sĩ, tác giả bóc tách nhiều lớp văn hóa, tôn giáo khác nhau trong cộng đồng Chăm. | Yếu tố bản địa, Bàlamôn giáo và Islam giáo trong tôn giáo của người Chăm Ahiér qua bộ kinh lá buông (agal bac) mới phát hiện 86 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2016 TRƯƠNG VĂN MÓN (Sakaya)* YẾU TỐ BẢN ĐỊA, BÀLAMÔN GIÁO VÀ ISLAM GIÁO TRONG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI CHĂM AHIÉR QUA BỘ KINH LÁ BUÔNG (AGAL BAC) MỚI PHÁT HIỆN1 Tóm tắt: Bài viết này, tác giả giới thiệu tổng quan về chủ đề, nội dung của bộ kinh - văn bản lá buông (agal bac) mà tu sĩ Basaih, Po Adhia người Chăm Ahiér đang lưu giữ và dùng để hành lễ hiện nay. Thông qua bộ kinh và việc thực hành nghi lễ của các tu sĩ, tác giả bóc tách nhiều lớp văn hóa, tôn giáo khác nhau trong cộng đồng Chăm. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng: tôn giáo Bàlamôn ở người Chăm Ahiér không hoàn toàn chính thống mà là sự dung hòa các yếu tố bản địa, Bàlamôn giáo và Islam giáo. Từ khóa: Chăm Ahiér, kinh lễ, dung hòa, bản địa, Bàlamôn giáo, Islam giáo. 1. Dẫn nhập Trong những năm gần đầy, tôn giáo của Chăm được quan tâm nghiên cứu nhiều. Căn cứ vào tiêu chí tôn giáo, nhiều tác giả phân chia người Chăm thành ba nhóm: Chăm Bàlamôn (người Chăm tự gọi là Chăm Ahiér) và Chăm “Hồi giáo cũ” (người Chăm tự gọi là Chăm Awal/Bani) và Chăm “Hồi giáo mới” (Chăm Islam/Muslim)1. Riêng tác giả Sakaya, chia người Chăm thành 4 nhóm: Chăm Jat2 (Chăm theo tôn giáo bản địa), Chăm Ahiér3 (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo), Chăm Awal/Bani4 (Chăm ảnh hưởng Islam giáo) và Chăm Islam/Muslim (Chăm Islam giáo)5. Để chứng minh cộng đồng người Chăm Ahiér theo tôn giáo Bàlamôn, nhiều tác giả đã chỉ ra các yếu tố biểu trưng của tôn giáo này, như: hệ thống đền tháp Chăm ảnh hưởng Ấn Độ, thờ thần Shiva, Brahma, Visnu, bò thần Nandin; tầng lớp tu sĩ Basaih Chăm hành lễ theo kinh sách (agal bac) của Bàlamôn; hệ thống nghi lễ ở đền tháp; nghi lễ vòng đời người (như đám tang có tục thiêu người chết) đều ảnh hưởng từ Ấn Độ. * TS., Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 1 .
đang nạp các trang xem trước