tailieunhanh - Luận văn " Quản lý Nhà nước về kinh tế "

Đề bài : Quản lý Nhà nước về kinh tế là gì ? Vì sao nói quản lý Nhà nước vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật, nghề nghiệp ? Để quản lý Nhà nước phải dùng phương pháp nào, các phương pháp này trong các chế độ xã hội khác nhau có gì giống và khác nhau ? Vì sao ? Bài làm 1. Khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế : Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh. | BÀI KIỂM TRA MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Đề bài Quản lý Nhà nước về kinh tế là gì Vì sao nói quản lý Nhà nước vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật nghề nghiệp Để quản lý Nhà nước phải dùng phương pháp nào các phương pháp này trong các chế độ xã hội khác nhau có gì giống và khác nhau Vì sao Bài làm 1. Khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước các cơ hội có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Theo nghĩa rộng quản lý Nhà nước về kinh tế dược thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp hành pháp và tư pháp của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế được thực hiện bởi cơ quan hành pháp Chính phủ . 2. Quản lý Nhà nước về kinh tế vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật nghề nghiệp a Quản lý Nhà nước về kinh tế là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu riêng và có nhiệm vụ phải thực hiện riêng. Đó là các quy luật và các vấn đề mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giưã các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế của xã hội. Tính khoa học của quản lý Nhà nước về kinh tế có nghĩa là hoạt động quản lý của Nhà nước trên thực tế không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay sở thích của một cơ quan Nhà nước hay cá nhân nào mà phải dựa vào các nguyên tắc các phương pháp xuất phát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm tức là xuất phát từ các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển. Để quản lý Nhà nước mang tính khoa học cần - Tích cực nhận thức các quy luật khách quan tổng kết thực tiễn để đề ra nguyên lý cho lĩnh vực hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh tế. - Tổng kết kinh nghiệm những mô hình quản lý kinh tế của Nhà nước trên thế giới. - Áp

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN