tailieunhanh - Quy trình quản lí công việc hiệu quả
Quản lý công việc luôn là một vấn đề khó khăn đối với rất nhiều người. Số lượng công việc tăng lên, tính chất công việc phức tạp khiến cho quá trình quản lý trở nên khó khăn và gặp phải nhiều vấn đề. Làm thế nào để quản lý công việc cá nhân và việc tập thể một cách hiệu quả? Giải pháp nào cho những nhà quản lý có thể quản lý được hệ thống doanh nghiệp của mình mà không mất nhiều thời gian và đảm bảo hiệu quả tối đa? Những gợi ý từ tài liệu "Quy trình quản lí công việc hiệu quả" sẽ giúp bạn. Để xem thêm nhiều biểu mẫu về Quản lí nhân sự, mời các bạn đón đọc tại Bộ tài liệu Quy trình Quản lí và Đánh giá Nhân viên chuyên nghiệp. | Quy trình quản lí công việc hiệu quả QUY TRÌNH QUẢN LÍ CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ Quản lý công việc luôn là một vấn đề khó khăn đối với rất nhiều người. Số lượng công việc tăng lên, tính chất công việc phức tạp khiến cho quá trình quản lý trở nên khó khăn và gặp phải nhiều vấn đề. Làm thế nào để quản lý công việc cá nhân và việc tập thể một cách hiệu quả? Giải pháp nào cho những nhà quản lý có thể quản lý được hệ thống doanh nghiệp của mình mà không mất nhiều thời gian và đảm bảo hiệu quả tối đa? Những gợi ý sau đây có thể giúp bạn. 1. Liệt kê ra những công việc cần làm Trước khi bắt đầu công việc của một ngày hoặc một tuần mới, bạn cần phải có một khoảng thời gian nhất định cho việc hình dung, liệt kê ra những công việc cần phải làm. Bạn có thể ghi ra giấy hoặc ghi chú trong các phần mềm chuyên dụng trên điện thoại, máy tính. Làm việc này để tránh tình trạng quên hoặc nhầm lẫn công việc trong cả quá trình xử lý. Có những trường hợp, khi công việc nặng nề và phức tạp khiến cho bạn không đủ tỉnh táo để quản lý và ghi nhớ hết những công việc mình cần phải làm. Liệt kê ra những công việc cần làm chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy và tạo động lực để làm những công việc tiếp theo. 2. Sắp xếp thứ tự những công việc cần làm Việc sắp xếp các công việc cần mới nhìn qua có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, bạn sẽ khó có được một ngày, một tuần hoặc một quá trình làm việc hiệu quả nếu như kỹ năng sắp xếp của bạn kém. Bạn cần phải cân nhắc và xem xét cụ thể tầm quan trọng, sự ảnh hưởng và tính chất của từng đầu việc trước khi bắt tay vào làm việc. Khi công việc này được thực hiện hiệu quả, bạn mới có thể khiến cho cả quá trình hiệu quả nhất. 3. Phân loại công việc .
đang nạp các trang xem trước