tailieunhanh - Sử dụng phương pháp cắt đốt và trồng trực tiếp ra vườn ươm cây lan hài hồng (Paphiopedilum Delenatii)
Lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii) là một trong những loài hoa lan rất khó thực hiện nhân giống vô tính, việc tìm ra một phương pháp mới, đơn giản để tạo ra một số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, các chồi non lan hài hồng có 4 lá được cấy vào môi trường SH có bổ sung 0,5 mg/l BA, 0,5 mg/l NAA, 30 g/l đường sucrose, 9,0 g/l agar, 1 g/l than hoạt tính và được nuôi trong điều kiện che tối hoàn toàn trong 4 tháng nhằm kéo dài các đốt thân; sau đó được đưa ra điều kiện chiếu sáng thêm 2 tháng để lá tổng hợp diệp lục tố và các năng lượng cần thiết cho cây. Kết quả cho thấy, các chồi non được kéo dài trung bình 10,50 cm, với số lá mới hình thành trung bình 5 lá/chồi, tương ứng với 5 đốt/chồi thu được sau 120 ngày nuôi trong điều kiện tối. Sau đó, các chồi được đưa sang điều kiện chiếu sáng 60 ngày, các chồi non tiếp tục hình thành lá mới, tuy nhiên, không nhận thấy có sự phân đốt. Sau 180 ngày nuôi cấy, các chồi được cắt thành 5 đốt riêng biệt với 1 lá và 1 rễ, riêng phần đỉnh chồi được giữ nguyên với 3 lá và 2 rễ. Cuối cùng, các đốt thân được trồng trên giá thể dớn Đài Loan thu được kết quả cao nhất ở vị trí đốt thân số 1 với tỷ lệ sống sót (100%) sau 12 tháng. | Sử dụng phương pháp cắt đốt và trồng trực tiếp ra vườn ươm cây lan hài hồng (Paphiopedilum Delenatii) TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 272-276 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CẮT ĐỐT VÀ TRỒNG TRỰC TIẾP RA VƯỜN ƯƠM CÂY LAN HÀI HỒNG (Paphiopedilum delenatii) Vũ Quốc Luận1, Nguyễn Phúc Huy1, Đỗ Khắc Thịnh2, Dương Tấn Nhựt1* 1 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *duongtannhut@ 2 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT: Lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii) là một trong những loài hoa lan rất khó thực hiện nhân giống vô tính, việc tìm ra một phương pháp mới, đơn giản để tạo ra một số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, các chồi non lan hài hồng có 4 lá được cấy vào môi trường SH có bổ sung 0,5 mg/l BA, 0,5 mg/l NAA, 30 g/l đường sucrose, 9,0 g/l agar, 1 g/l than hoạt tính và được nuôi trong điều kiện che tối hoàn toàn trong 4 tháng nhằm kéo dài các đốt thân; sau đó được đưa ra điều kiện chiếu sáng thêm 2 tháng để lá tổng hợp diệp lục tố và các năng lượng cần thiết cho cây. Kết quả cho thấy, các chồi non được kéo dài trung bình 10,50 cm, với số lá mới hình thành trung bình 5 lá/chồi, tương ứng với 5 đốt/chồi thu được sau 120 ngày nuôi trong điều kiện tối. Sau đó, các chồi được đưa sang điều kiện chiếu sáng 60 ngày, các chồi non tiếp tục hình thành lá mới, tuy nhiên, không nhận thấy có sự phân đốt. Sau 180 ngày nuôi cấy, các chồi được cắt thành 5 đốt riêng biệt với 1 lá và 1 rễ, riêng phần đỉnh chồi được giữ nguyên với 3 lá và 2 rễ. Cuối cùng, các đốt thân được trồng trên giá thể dớn Đài Loan thu được kết quả cao nhất ở vị trí đốt thân số 1 với tỷ lệ sống sót (100%) sau 12 tháng. Từ khóa: Paphiopedilum delenatii, nhân giống vô tính, phương pháp cắt đốt. MỞ ĐẦU non để kích thích tạo chồi bên và tạo cây hoàn Lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii) là chỉnh. Để giảm chi phí trong quá .
đang nạp các trang xem trước