tailieunhanh - qua đánh giá lợi thế so sánh bộc lộ-RCA

lợi thế so sánh bộc | v lý luận chuyên ngành ------------------------------------------ SUY DIỄN TRONG HỘI THOẠI TIẾNG VIỆT TRÊN CỨ LIỆU 100 TRUYỆN CƯỜI CHỌN LỌC ĐOÀN CẢNH TUẤN Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn H doancanhtuana3@ Ngày nhận bài 18 4 2018 ngày sửa chữa 16 5 2018 ngày duyệt đăng 20 6 2018 TÓM TẮT Bài viết bước đầu miêu tả phân tích một vài đặc trưng của suy diễn trong hội thoại tiếng Việt -những suy diễn được tạo tác trong tư duy được biểu hiện trong giao tiếp hàng ngày của người Việt xác định sự tồn tại của suy diễn trên cơ sở đó đi đến phân loại và mô hình hóa suy diễn cũng như các phương thức cấu thành nên chúng. Dưới con mắt của dụng học chúng tôi đã khái quát hóa mối quan hệ giữa suy diễn với các nhân tố thuộc về ngữ cảnh cũng như cá nhân đối tượng tham gia vào giao tiếp những yếu tố kinh nghiệm tâm lý cá nhân . Bên cạnh đó nhấn mạnh vai trò không chỉ của người nói hay người viết mà còn cả người nghe hay người đọc trong giao tiếp là vô cùng quan trọng. Từ khóa cá nhân giao tiếp kinh nghiệm ngữ cảnh suy diễn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy diễn là một vấn đề còn khá mới trong giới dụng học nói riêng và ngữ học nói chung. Vấn đề suy diễn trước đó cũng đã được đề cập đến trong một vài công trình nghiên cứu tuy nhiên bị bao gộp chung trong các thuật ngữ chẳng hạn suy ý hay suy lý trong Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức Nguyễn Đức Dân Logic - Ngôn ngữ học Hoàng Phê hay Giáo trình Logic hình thức Bùi Thanh Quất . Nhìn chung các tác giả đều có cùng quan điểm coi suy diễn là một loại suy luận hay suy lý và xuất phát theo hướng tiếp cận của logic hình thức. Cách tiếp cận này đi theo hai chiều hướng hoặc coi suy diễn là suy luận hay suy lý hai tiền đề suy diễn chính là phép suy luận hai tiền đề hay đó chính là hệ thống suy diễn tiền đề cổ xưa nhất tam đoạn luận Aristotote Nguyễn Đức Dân 2005 hoặc đồng nhất suy diễn với suy luận và cho rằng suy diễn cũng vận dụng những quy tắc của suy luận logic nhưng còn mang một số quy tắc đặc trưng riêng của nó Suy ý là suy .