tailieunhanh - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

lợi thế so sánh bộc | v nghiên cứu - trao đổi ---------------------------------------------- PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN GIÃOTRÌNH DỊCH NÓI TIẾNG TRUNG QUỐC TẠI Học viện khoa học quân sự TỐNGVĂNTRƯỜNG Học viện Khoa học Quân sự tongtruong@ Ngày nhận bài 04 01 2018 ngày sửa chữa 06 02 2018 ngày duyệt đăng 28 02 2018 TÓM TẮT Trước sự phát triển của lý luận dịch nói cũng như yêu cầu thực tiễn việc biên soạn giáo trình dịch nói tiếng Trung Quốc không còn đơn thuần là dựa trên một mô hình giáo trình có sẵn mà phải xác định rõ cơ sở lý luận tìm tòi mô hình từ đó đưa ra định hướng về phương pháp. Bài viết đi sâu phân tích lý luận về dịch nói lấy thuyết Cảm ý và trường phái coi phiên dịch là quá trình động là nền tảng quan trọng có tính khả thi cao trong việc chỉ đạo công tác biên soạn giáo trình dịch nói. Trên cơ sở lý luận đã được chắt lọc và phân tích bài viết đưa ra các định hướng về phương pháp cho việc biên soạn giáo trình dịch nói tiếng Trung Quốc tại Học viện Khoa học Quân sự bao gồm xác định mục tiêu yêu cầu của việc biên soạn đưa ra các định hướng về cấu trúc giáo trình về lựa chọn và tổ chức ngữ liệu. nhằm đảm bảo chất lượng và tính khoa học của giáo trình. Từ khóa giáo trình dịch nói tiếng Trung Quốc phương pháp biên soạn định hướng 1. MỞ ĐẦU Môn dịch nói là môn học được thiết kế cho chuyên ngành cử nhân ngoại ngữ giai đoạn năm thứ 3 và thứ 4. Theo một số nghiên cứu ở các khoa ngoại ngữ trong nhiều trường đại học tại Việt Nam việc dạy dịch nói và viết thường chú trọng đối chiếu giữa hai ngôn ngữ luyện kỹ năng nghe nói đọc viết. Riêng với dịch nói sinh viên thực hành các mẫu câu trong các tình huống thuộc các lĩnh vực khác nhau. Hồ Đắc Túc 2012 . Thực tế này xuất phát từ việc biên soạn giáo trình dịch nói đã đặt trọng điểm vào việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người học từ đó lấy câu và phương pháp đối chiếu ngôn ngữ làm đơn vị phân tích và phương pháp giảng giải. Tuy nhiên không thể đồng nhất giữa năng lực ngôn ngữ và năng lực dịch nói việc biên soạn giáo trình nếu chỉ