tailieunhanh - Quan điểm của Ph.Ăngghen về sự hình thành, phát triển các hình thức gia đình trong lịch sử thông qua tác phẩm nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (1884)

Sự hình thành, phát triển của các hình thức gia đình là một trong những vấn đề cơ bản được đề cập trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph. Ăngghen. Dựa trên những tài liệu nghiên cứu của các nhà xã hội học trước Mác, Ph. Ăngghen đã có những lí giải khoa học theo quan điểm duy vật lịch sử. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 66 - 72 QUAN ĐIỂM CỦA VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC GIA ĐÌNH TRONG LỊCH SỬ THÔNG QUA TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CỦA CHẾ ĐỘ TƢ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƢỚC” (1884) Nguyễn Thanh Thủy Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Sự hình thành, phát triển của các hình thức gia đình là một trong những vấn đề cơ bản được đề cập trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế dộ tư hữu và của nhà nước” của Ph. Ăngghen. Dựa trên những tài liệu nghiên cứu của các nhà xã hội học trước Mác, Ph. Ăngghen đã có những lí giải khoa học theo quan điểm duy vật lịch sử. Theo đó loài người đã trải qua 4 hình thức gia đình trong lịch sử, đó là: Gia đình huyết tộc, gia đình pu - na - lu - an, gia đình cặp đôi và gia đình một vợ một chồng. Từ khóa: Gia đình, hình thức gia đình, Ph. Ăngghen. 1. Đặt vấn đề Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù. Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử loài người, gia đình cũng có những hình thức biến đổi của nó. Nghiên cứu các hình thức gia đình trong lịch sử cho chúng ta cái nhìn toàn diện về gia đình, từ đó lí giải nguồn gốc, lí do những kiểu gia đình còn tại hiện nay. Trên cơ sở những tư liệu của Bachophen, Maclennan, và đặc biệt là những quan điểm duy vật của . Moocgan về gia đình, đồng thời bổ sung chúng bằng những tư liệu mới, sử dụng những nhận xét phê phán và những ý kiến của C. Mác trong bản ghi chép và những tài liệu của riêng mình về lịch sử nhân loại, Ph. Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng duy vật biện chứng về gia đình khi xem xét lịch sử hình thành và phát triển, cũng như vị trí và vai trò của gia đình trong đời sống xã hội. Đây cũng chính là tác phẩm được . Lênin đánh giá “là một trong những tác phẩm chủ yếu của chủ nghĩa xã hội hiện đại, trong đó ta có thể tin vào từng câu, ta có thể chắc chắn rằng mỗi câu đó không phải đã viết một cách thiếu suy nghĩ, mà nó căn cứ vào những tài liệu lịch sử và chính trị hết sức dồi dào” [2]. 2. Nội dung Trong tác phẩm, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN