tailieunhanh - Thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
Mục đích của bài viết nhằm đánh giá đúng thực trạng huy động các nguồn vốn cho phát triển Kinh tế - Xã hội (KT - XH) giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Sơn La, trên cơ sở đó đề xuất một vài giải pháp gắn với thực tiễn nhằm thu hút nguồn vốn huy động cho Tỉnh trong giai đoạn tới. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 73 - 81 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA Đỗ Thị Thu Hiền1, Lò Quỳnh Nhung1, Đinh Mạnh Tƣờng2 1 Trường Đại học Tây Bắc 2 Công an tỉnh Sơn La Tóm tắt: Mục đích của bài viết nhằm đánh giá đúng thực trạng huy động các nguồn vốn cho phát triển Kinh tế - Xã hội (KT - XH) giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Sơn La, trên cơ sở đó đề xuất một vài giải pháp gắn với thực tiễn nhằm thu hút nguồn vốn huy động cho Tỉnh trong giai đoạn tới. Trong đó, huy động vốn đầu tư phát triển KT - XH tỉnh Sơn La được phản ánh qua chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư lớn (trên 65 nghìn tỷ đồng) nhưng cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý (lĩnh vực du lịch và phát triển khoa học công nghệ chưa được đầu tư thỏa đáng). Tác giả nhấn mạnh các yếu tố nội tại của tỉnh Sơn La (chính sách thu hút vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, lợi thế so sánh, thủ tục hành chính, nhận thức cấp lãnh đạo, chất lượng nguồn nhân lực.) là yếu tố ảnh hưởng then chốt đến huy động vốn cho phát triển KT - XH. Từ khóa: Nguồn vốn huy động, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La, thu hút vốn đầu tư. 1. Đặt vấn đề Theo “Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư 2011 - 2015”, “cho đến nay tỉnh Sơn La đã cấp chứng nhận đầu tư và chấp thuận 199 dự án đầu tư vốn trong nước, tổng vốn đăng kí tỷ đồng”[1]. Bên cạnh đó, Sơn La có 09 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với “tổng mức vốn đăng ký đầu tư trên 148 triệu USD”[1]. Tỉnh Sơn La đưa ra danh mục các “dự án kêu gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020, sẽ có 18 dự án nằm trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ khu du lịch và đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị”[1]. Bên cạnh những kết quả đạt được đó, việc huy động các nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Sơn La còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương xuất phát từ các yếu tố nội tại. Vì Sơn La cần có những giải pháp phù hợp cho sự phát triển nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2016 - 2020. 2. Nội dung . Các hoạt động hỗ trợ huy
đang nạp các trang xem trước