tailieunhanh - Khó khăn tâm lí của giáo viên tiểu học khi đánh giá bằng nhận xét cho học sinh ở một số trường tiểu học tại thành phố Sơn La
Bài viết đề cập đến thực trạng khó khăn tâm lí của giáo viên tiểu học khi đánh giá học sinh bằng nhận xét ở một số trường tiểu học tại thành phố Sơn La. Khó khăn đó được biểu hiện cụ thể trong các mặt nhận thức, thái độ, hành vi của giáo viên khi tiến hành đánh giá bằng nhận xét. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 42 - 47 KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC KHI ĐÁNH GIÁ BẰNG NHẬN XÉT CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA Lê Thị Thu Hà Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Đánh giá học sinh bằng nhận xét đã được nhiều trường học ở các quốc gia trên thế giới áp dụng. Ở Việt Nam, xu thế này đã bắt đầu được áp dụng từ năm học 2014 - 2015 khi Thông tư 30/2014/TT BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực. Tuy nhiên, khi đánh giá theo hướng này, giáo viên gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Với bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến thực trạng khó khăn tâm lí của giáo viên tiểu học khi đánh giá học sinh bằng nhận xét ở một số trường tiểu học tại thành phố Sơn La. Khó khăn đó được biểu hiện cụ thể trong các mặt nhận thức, thái độ, hành vi của giáo viên khi tiến hành đánh giá bằng nhận xét. Các biểu hiện của các khó khăn xuất hiện với những mức độ khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ khóa: Đánh giá bằng nhận xét, giáo viên tiểu học, khó khăn tâm lí. 1. Đặt vấn đề Khó khăn tâm lí là những nét tâm lí cá nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động của chủ thể, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động của chủ thể. Vấn đề khó khăn tâm lí (KKTL) đã được các nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện ra KKTL trong việc đánh giá (ĐG) bằng nhận xét (NX) cho học sinh tiểu học (HSTH) thì còn ít được đi sâu tìm hiểu, nhất là với học sinh tiểu học ở thành phố trẻ ở vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Ở Việt Nam, các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các KKTL trong giao tiếp, trong hoạt động học tập của học sinh, sinh viên. Về đánh giá bằng nhận xét, thông tư 30/2014/TT - BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có ghi rõ: “Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những lời nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hay chưa đạt .
đang nạp các trang xem trước