tailieunhanh - Những dẫn liệu đầu tiên về rết thuộc bộ Scolopendromorpha và Scutigeromorpha (Chilopoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La, Việt Nam
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về thành phần loài và phân bố; mối quan hệ giữa thành phần loài và các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu; mật độ, mức độ tương đồng về thành phần loài và chỉ số đa dạng của rết thuộc hai bộ Scolopendromorpha và Scutigeromorpha ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa trên địa bàn xã Mường Thải, Phù Yên, Sơn La. | Những dẫn liệu đầu tiên về rết thuộc bộ Scolopendromorpha và Scutigeromorpha (Chilopoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La, Việt Nam TAP CHI SINH HOC Những 2018, dẫn liệu 40(1): 100-107 đầu tiên về rết DOI: NHỮNG DẪN LIỆU ĐẦU TIÊN VỀ RẾT THUỘC BỘ Scolopendromorpha VÀ Scutigeromorpha (Chilopoda) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ XÙA, TỈNH SƠN LA, VIỆT NAM Trần Thị Thanh Bình1, Nguyễn Đức Hùng1, Hà Kiều Loan1, Vũ Thị Hà2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TÓM TẮT: Nghiên cứu về khu hệ rết ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa được tiến hành trong tháng 5 và tháng 11/2017 tại các sinh cảnh rừng cây gỗ, rừng hỗn giao tre nứa, rừng thuần tre nứa và đất nông nghiệp + khu dân cư thuộc địa phận xã Mường Thải, Sơn La. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 17 loài và phân loài thuộc 2 bộ Scolopendromorpha và Scutigeromorpha trong khu vực nghiên cứu. Bộ Scolopendromorpha có 15 loài và phân loài thuộc 7 giống, 3 họ (Cryptopidae, Scolopendridae, Scolopocryptopidae). Bộ Scutigeromorpha có 2 loài thuộc 2 giống, 1 họ (Scutigeridae). Kết quả nghiên cứu cũng bổ sung 7 giống, 13 loài cho khu hệ rết Tây Bắc, và ghi nhận mới 1 giống Thereuonema với 1 dạng loài (Thereuonema sp.) cho khu hệ rết Việt Nam. Bên cạnh đó, so sánh giữa các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu cho thấy, rừng cây gỗ và rừng tre nứa có độ tương đồng về thành phần loài cao nhất (68,69%), thấp nhất là rừng tre nứa với khu dân cư + đất nông nghiệp (20,50%). Rừng tre nứa có chỉ số đa dạng loài cao nhất (H’=2,98), tiếp đến rừng hỗn giao (H’=2,31) rồi đến rừng cây gỗ (H’=1,56)và thấp nhất là khu dân cư + đất nông nghiệp (H’=0,74). Mật độ của rết cao nhất ở rừng cây gỗ đạt 0,60 con/m2, tiếp đến là ở rừng tre nứa với 0,47 con/m2, thấp nhất ở sinh cảnh rừng hỗn giao với 0,20 con/m2. Từ khóa: Scolopendromorpha, Scutigeromorpha, Chilopoda, Rết, Tà .
đang nạp các trang xem trước