tailieunhanh - Hiệu lực của nấm metarhizium anisoliae trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) và rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.)

Metarhizium anisopliae là nấm ký sinh trên côn trùng, được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ thực vật ở nhiều nước trên thế giới. M. anisopliae được thu thập ở khu vực thành phố Sơn La, khi thử nghiệm tính độc của loài nấm này đối với một số côn trùng cho thấy độ hữu hiệu của nấm đối với sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus) và sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.). | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 8(3/2017) tr. 109 - 117 HIỆU LỰC CỦA NẤM METARHIZIUM ANISOLIAE TRỪ SÂU XANH BƢỚM TRẮNG (Pieris rapae Linnaeus), SÂU KHOANG (Spodoptera litura Fabr.) VÀ RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal.) Hoàng Văn Thảnh, Phạm Thị Mai14 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Metarhizium anisopliae là nấm ký sinh trên côn trùng, được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ thực vật ở nhiều nước trên thế giới. M. anisopliae được thu thập ở khu vực thành phố Sơn La, khi thử nghiệm tính độc của loài nấm này đối với một số côn trùng cho thấy độ hữu hiệu của nấm đối với sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus) và sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) sau 7 ngày lây nhiễm, đạt 62 - 68% và đối với rầy nâu hại lúa (Nilaparvata lugens Stal.) đạt 65,79%. Hiệu lực ngoài đồng ruộng của nấm M. anisopliae sau 15 ngày xử lý đối với sâu xanh bướm trắng là 64,21%, sâu khoang là 63,80% và rầy nâu là 64,43%. Kết quả này cho thấy, hiệu lực của nấm M. anisopliae đối với sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và rầy nâu không có sự khác biệt so với chế phẩm Lục cương A - sản phẩm của Viện Bảo vệ thực vật. Từ khóa: Metarhizium anisopliae, nấm ký sinh côn trùng. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, an toàn thực phẩm là một vấn đề cấp bách ở nhiều nước trên thế giới và tại Việt Nam. Việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp đã đem đến nhiều hệ lụy như làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, gây hiện tượng kháng thuốc ở dịch hại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng. Trước hiện trạng này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra những phương pháp mới trong việc phòng trừ và tiêu diệt các loài côn trùng gây hại. Một trong những phương pháp đó là kiểm soát sinh học thông qua việc sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc từ nấm, vi khuẩn hoặc sử dụng các kí sinh thiên địch, các hợp chất thứ cấp có nguồn gốc thảo mộc để phòng trừ để tiêu diệt các loài côn trùng gây hại một cách hiệu quả và an toàn. Nhiều sản phẩm thuốc trừ sâu hiện nay có

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN