tailieunhanh - Tình hình gây hại của mọt đục quả cà phê (Stephanoderes hampei Ferrari) tại tỉnh Sơn La

Mọt đục quả cà phê Stephanoderes hampei Ferrari là sâu hại chính trên cà phê. Sự gây hại của chúng dẫn đến giảm năng suất và chất lượng cà phê, nhưng chưa có báo cáo chi tiết về tỷ lệ quả bị hại và đặc điểm gây hại của mọt đục quả cà phê tại Sơn La. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 122 - 129 TÌNH HÌNH GÂY HẠI CỦA MỌT ĐỤC QUẢ CÀ PHÊ (Stephanoderes hampei Ferrari) TẠI TỈNH SƠN LA Bùi Thị Sửu, Vũ Quang Giảng15 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Mọt đục quả cà phê Stephanoderes hampei Ferrari là sâu hại chính trên cà phê. Sự gây hại của chúng dẫn đến giảm năng suất và chất lượng cà phê, nhưng chưa có báo cáo chi tiết về tỷ lệ quả bị hại và đặc điểm gây hại của mọt đục quả cà phê tại Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian mọt đục quả tấn công vào quả cà phê phụ thuộc vào thời gian ra hoa của cây cà phê. Mọt đục quả bắt đầu tấn công vào quả cà phê trong khoảng thời gian 77 ngày đến 127 ngày sau ra hoa. Tại các vùng trồng cà phê tập trung như Mai Sơn và Thuận Châu, tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả gây hại tương ứng là 20,1 % và 26,5%. Mặt khác, tỷ lệ quả cà phê bị mọt gây hại ở tầng dưới cao hơn tầng giữa và tầng trên. Tỷ lệ hại tại các kho bảo quản cà phê nhân của hộ gia đình từ 6% đến 8%. Từ khóa: Mọt đục quả cà phê, nhân cà phê; Sơn La, tỷ lệ quả bị hại. 1. Đặt vấn đề Mọt đục quả cà phê (Stephanoderes hampei Ferr.) là đối tượng gây hại nguy hiểm trên cà phê chè. Ngay từ những năm 1990 - 1994, khi cà phê chè được bắt đầu phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc, mọt đục quả đã xuất hiện và gây hại trên cà phê [3]. Tại Sơn La, mọt đục quả xuất hiện gây hại trên khắp các huyện trồng cà phê. Chúng thường xuất hiện và gây hại nặng trên cà phê thời kỳ kinh doanh, đặc biệt giai đoạn quả chín trên những vườn rậm rạp không được đốn tạo, sửa tán. Nếu không được phát hiện và phòng trừ kịp thời sẽ làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng cà phê [4]. Mọt đục quả (Stephanoderes hampei Ferr.) xuất hiện và gây hại tại một số vùng trồng cà phê của tỉnh Sơn La, là một trong đối tượng gây hại nặng nhất về sản lượng và chất lượng cà phê nhân. Năng suất cà phê nhân ở các vùng trồng cà phê chè thuộc các xã Hua La, Chiềng Sinh giảm tới 10% [5]. Như vậy, mọt đục quả cà phê (Stephanoderes hampei .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.