tailieunhanh - Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - THPT Lê Lợi

Hi vọng Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - THPT Lê Lợi sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. . | Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - THPT Lê Lợi Trang 1/4 - Mã đề: 143 Sở GD-ĐT Tỉnh Phú Yên ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018-2019 Trường THPT Lê Lợi Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC Tổ Hoá Thời gian: 50 phút (đề thi chính thức) không kể thời gian phát đề Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .SBD: . . . . . Mã đề: 143 Câu 1. Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng phương pháp hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là A. 23x - 9y. B. 46x - 18y. C. 13x - 9y. D. 45x - 18y. Câu 2. Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là A. C17H35COOH và glixerol. B. C17H35COONa và glixerol. C. C15H31COONa và etanol D. C15H31COOH và glixerol. Câu 3. Chất nào sau đây có đồng phân hình học ? A. CH3-CH=CH-CH3. B. CH3-CH=CH2. C. CH3-CH2-OH. D. CH2=CH2. Câu 4. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: Al(NO3)3, FeCl3, KCl, MgCl2, có thể dùng dung dịch: A. HNO3. B. NaOH. C. HCl. D. Na2SO4. Câu 5. Hợp chất hoặc hỗn hợp chất nào sau đây tác dụng được với vàng kim loại ? A. Axit HNO3 đặc nóng. B. Dung dịch H2SO4 đặc nóng. C. Dung dịch HCl. D. Hỗn hợp axit HNO3 và HCl có tỉ lệ số mol 1:3. Câu 6. Cho các chất sau: (1) NaOH; (2) Na; (3) HCl; (4) Br2; (5) Na2CO3 ; (6) (CH3CO)2O ; (7) NaHCO3. Số chất tác dụng được với phenol là: A. 3 chất. B. 5 chất. C. 4 chất D. 2 chất. Câu 7. Hợp chất CH3COOC2H5 có tên gọi là A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. etyl fomat. D. metyl propionat. Câu 8. Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt, t0) là: A. benzyl bromua. B. p-bromtoluen và m-bromtoluen. C. o-bromtoluen và m-bromtoluen D. o-bromtoluen và p-bromtoluen. Câu 9. Cho cân bằng hóa học sau: SO2 (k) + 2O2 (k) 2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Cân bằng chuyển .