tailieunhanh - Nhân giống in vitro cây bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm. F.) Lindau) từ đốt thân

Cây Bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm. F.) Lindau) được biết đến là một loại dược liệu truyền thống ở nhiều nước Châu Á do chúng có khả năng ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, chưa có thông tin về nuôi cấy mô đối tượng này tại Việt Nam. | Nhân giống in vitro cây bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm. F.) Lindau) từ đốt thân ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 207(14): 47 - 52 e-ISSN: 2615-9562 NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY BÌM BỊP (Clinacanthus nutans (Burm. F.) Lindau) TỪ ĐỐT THÂN La Việt Hồng1*, Chu Đức Hà2, Nguyễn Văn Đính1 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 2 Viện Di truyền Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Cây Bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm. F.) Lindau) được biết đến là một loại dược liệu truyền thống ở nhiều nước Châu Á do chúng có khả năng ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, chưa có thông tin về nuôi cấy mô đối tượng này tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, đốt thân cây Bìm bịp từ đã được sử dụng làm mẫu cho nhân giống in vitro. Kết quả cho thấy môi trường MS bổ sung BAP 0,5 là thích hợp để tái sinh chồi in vitro, số chồi trung bình/mẫu là 5,00 (chồi/mẫu), chiều cao chồi trung bình là 3,79 (cm), số lá/chồi trung bình là 7,50 (lá/chồi) sau 8 tuần nuôi cấy. Chồi tái sinh sinh trưởng tốt. Môi trường MS bổ sung IAA 0,2 là thích hợp để ra rễ, số rễ trung bình trên chồi là 3,20 (rễ/chồi) và chiều dài rễ trung bình là 5,05 (cm) sau 4 tuần nuôi cấy. Cây in vitro được chuyển lên hỗn hợp trấu hun + đất (1:1) để rèn luyện cho tỉ lệ sống sót cao nhất, đạt 100%. Kết quả nghiên cứu này mở ra cơ hội lớn để phát triển cây Bìm bịp ở ngoài đồng ruộng. Từ khóa: Bìm bịp; chồi; đốt thân; in vitro; tái sinh Ngày nhận bài: 09/7/2019; Ngày hoàn thiện: 12/8/2019; Ngày đăng: 09/9/2019 IN VITRO PROPAGATION OF THE SNAKE GRASS (Clinacanthus nutans (Burm. F.) Lindau) FROM STEM SEGMENTS La Viet Hong1*, Chu Duc Ha2, Nguyen Van Dinh1 1 Hanoi Pedagogical University 2 2 Agricultural Genetics Institute - Vietnam Academy of Agricultural Sciences ABSTRACT The snake grass (Clinacanthus nutans (Burm. F.) Lindau) is known as the traditional medicinal plant in many Asia countries due to their ability to prevent