tailieunhanh - Ảnh hưởng của hàm lượng bã thải thạch cao đến cường độ chịu nén của kết cấu móng đường giao thông
Bài viết đề cập đến ảnh hưởng của hàm lượng bã thải thạch cao lên cường độ chịu lực của móng đường giao thông trong đó có sử dụng một phần bã thải thạch cao để làm vật liệu gia cố, thông qua các thí nghiệm ép mẫu trong phòng thí nghiệm. | ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG BÃ THẢI THẠCH CAO ĐẾN CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA KẾT CẤU MÓNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG IMPACT OF GYPSYM CONTENT ON ROAD FOUNDATION BEHAVIOR 1Viện TRẦN LONG GIANG1, NGUYỄN THỊ DIỄM CHI2 Nghiên Cứu Khoa học Công nghệ Hàng hải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 2Khoa Công trình, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Tóm tắt Trong bài báo này, các tác giả đề cập đến ảnh hưởng của hàm lượng bã thải thạch cao lên cường độ chịu lực của móng đường giao thông trong đó có sử dụng một phần bã thải thạch cao để làm vật liệu gia cố, thông qua các thí nghiệm ép mẫu trong phòng thí nghiệm, các tác giả đã đưa ra kết luận sơ bộ về phương pháp xử lý nền móng đường giao thông có sử dụng bã thải thạch cao để gia cố, từ đó các kiến nghị về hàm lượng bã thải thạch cao tối đa dùng trong hỗn hợp vật liệu gia cố nên tuân thủ các yêu cầu về tỷ lệ cấp phối hạt theo TCVN 8858:2011. Từ khóa: Bã thải thạch cao, móng đường, thí nghiệm, tỷ lệ tối đa, cường độ nén. Abstract In this paper, the authors discussed the effect of gypsum content on the strength of the road foundation, using a part of gypsum as a stabilized material. By experimental analysis, the authors assumed primary conclusions about the possible treatment of using gypsum for soil stabilization in road construction, hence the recommendations on the Maximum gypsum content used in the mixed stabilized material should follow the requirements of Vietnamese standards TCVN 8858:2011. Keywords: Gypsum, road foundation, experiment, maximum ratio, compressive strength. 1. Giới thiệu Áp lực về việc tái sử dụng nguyên vật liệu phế thải ngày càng tăng do vấn đề chi phí để xử lý các bãi rác. Cách xử lý truyền thống bã thạch cao là chôn lấp, nhưng từ tháng 7 năm 2015, Ủy ban Châu Âu đã đưa ra hướng dẫn xử lý bã thải thạch cao, phân loại và sử dụng làm vật liệu đầu vào cho các sản phẩm tấm thạch cao và xi măng [1]. Điều này đã làm gia tăng cách giải pháp khác nhau trong việc xử lý các chất thải này. Gần đây tại Anh đã có những nghiên cứu và .
đang nạp các trang xem trước