tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên phạm tội bằng chế định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam (qua thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang)

Mục đích của Luận văn đó là làm sáng tỏ về mặt lý luận, những vấn đề pháp lý của hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan đến chế định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam đối với NCTN phạm tội, và các văn kiện Luật 6 nhân quyền quốc tế về lĩnh vực này. Đồng thời xem xét thực tiễn áp dụng những quy định nêu trên tại địa bàn tỉnh Hà Giang. | Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên phạm tội bằng chế định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam (qua thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang) ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI VĂN SƠN BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI BẰNG CHẾ ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI VĂN SƠN BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI BẰNG CHẾ ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG) Chuyên nghành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Quốc Toản Hà Nội - 2016 1. Tính cấp thiết của đề tài Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã được Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua và tuyên bố tại Nghị quyết số 217A (III) ngày 10 tháng 12 năm 1948, trong đó có yếu tố cốt yếu là các quyền con người phải được bảo vệ bằng Nhà nước pháp quyền. Đó là chuẩn mực chung cho tất cả các dân tộc và các quốc gia hướng tới và thúc đẩy sự tôn trọng đối với những quyền và sự tự do cơ bản của con người. Bên cạnh đó LHQ thông qua mở cho các nước ký phê chuẩn và gia nhập Công ước về quyền trẻ em. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước Châu Á đầu tiên đã ký vào ngày 26 tháng 01 năm 1990 và phê chuẩn ngày 20 tháng 02 năm 1990. Lịch sử Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận quyền con người ngay khi giành được độc lập năm 1945, đó là việc hiến định vấn đề quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 1946, sau đó tiếp tục khẳng định, mở rộng trong các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và mới đây nhất là Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục kế thừa và phát triển các thiết chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Ghi nhận một cách trang trọng, khẳng định rõ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.