tailieunhanh - Khảo sát tổn thương thận cấp do thuốc cản quang và các yếu tố nguy cơ sau can thiệp động mạch vành

Chụp động mạch vành hiện tại vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh động mạch vành (ĐMV) và can thiệp ĐMV qua da là phương thức điều trị hiệu quả nhiều thể bệnh ĐMV, đặc biệt là hội chứng ĐMV cấp. Bài viết trình bày việc đánh giá tỷ lệ TTTC do TCQ và các YTNC sau can thiệp ĐMV tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương và bệnh viện Tim Tâm Đức. | Khảo sát tổn thương thận cấp do thuốc cản quang và các yếu tố nguy cơ sau can thiệp động mạch vành Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 KHẢO SÁT TỔN THƯƠNG THẬN CẤP DO THUỐC CẢN QUANG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH Phạm Văn Bùi*, Nguyễn Quang Dũng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chụp động mạch vành hiện tại vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh động mạch vành (ĐMV) và can thiệp ĐMV qua da là phương thức điều trị hiệu quả nhiều thể bệnh ĐMV, đặc biệt là hội chứng ĐMV cấp. Theo y văn, tổn thương thận cấp (TTTC) do thuốc cản quang (TCQ) là biến chứng thường gặp sau can thiệp ĐMV với tỉ lệ thay đổi rộng từ 2-50% tùy các yếu tố nguy cơ (YTNC) phối hợp và là nguyên nhân đứng hàng thứ ba suy thận cấp mắc phải trong bệnh viện. Các nghiên cứu trong nước thường thực hiện đơn trung tâm, cỡ mẫu nhỏ, chỉ khảo sát nồng độ creatinin huyết thanh (ht) tại 1 thời điểm trong khoảng 24-48 giờ sau thủ thuật và kết quả không đồng nhất. Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ TTTC do TCQ và các YTNC sau can thiệp ĐMV tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương và bệnh viện Tim Tâm Đức. Phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ hồi cứu, mỗi bệnh nhân được theo dõi chỉ số creatinin ht trước can thiệp và tại các thời điểm 24h, 48h, 72h và > 72h để phát hiện biến cố TTTC do TCQ. Kết quả: Tổng cộng có 320 bệnh nhân được theo dõi tại 2 bệnh viện. Tần suất mắc TTTC do TCQ là 12% được đánh giá theo biến cố cộng dồn tính đến thời điểm 48h. Tác giả ghi nhận các YTNC có ý nghĩa thống kê bao gồm tiền căn bệnh thận mạn, liều TCQ cao (Cigarroa > 5), can thiệp ĐMV cấp cứu, độ thanh thải creatinin (ClCr) trước thủ thuật < 60ml/phút/1,73m² diện tích cơ thể, phân xuất tống máu thất trái (EF) ≤ 40%. Nguy cơ tương đối tăng theo cấp số nhân. Kết luận: Biến chứng TTTC do TCQ là phổ biến nhưng chưa được đánh giá đúng mức. Nghiên cứu góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm soát các YTNC khả dĩ trước khi sử dụng TCQ. Từ khóa: Tổn thương

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.