tailieunhanh - Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần tâm lý học đại cương
Để khắc phục sự hạn chế này, nhằm tạo hứng thú, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập môn học, bài viết đưa ra quy trình vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như chất lượng học tập của sinh viên trong quá trình học tập tại trường. | Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần tâm lý học đại cương TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƢƠNG Nguyễn Thị Hƣơng1 TÓM TẮT Tâm lý học đại cương là học phần có ý nghĩa quan trọng với sinh viên trong quá trình học tập, đào tạo tại trường cao đẳng, đại học; nó là bộ môn khoa học trung gian giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, với hệ thống tri thức lý luận về các hiện tượng, các quy luật hình thành, phát triển tâm lý con người vì vậy đã gây cho sinh viên không ít những khó khăn trong quá trình học tập môn học. Để khắc phục sự hạn chế này, nhằm tạo hứng thú, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập môn học, bài viết đưa ra quy trình vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như chất lượng học tập của sinh viên trong quá trình học tập tại trường. Từ khóa: Sơ đồ tư duy, giảng dạy, sinh viên, tâm lý học đại cương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tâm lý học đại cương là bộ môn khoa học trung gian giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, với hệ thống tri thức lý luận về các hiện tượng, các quy luật hình thành, phát triển tâm lý con người. Những kiến thức này vô cùng quan trọng đối với nhiều ngành nghề trong xã hội liên quan đến con người. Vì vậy trong chương trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng Tâm lý học đại cương là học phần thường được lựa chọn để cung cấp kiến thức cho sinh viên. Tuy nhiên, môn học này chứa đựng hệ thống lý luận có tính trừu tượng cao cho nên đã gây không ít những khó khăn cho sinh viên trong quá trình học tập. Nếu việc tổ chức dạy học không hiệu quả rất dễ nảy sinh ở sinh viên sự chán nản, không hứng thú trong quá trình tiếp thu kiến thức môn học. Quá trình dạy học sẽ đạt hiệu quả nếu trong suốt quá trình đó người giáo viên hình thành ở sinh viên hứng thú, sự say mê với kiến thức của môn học. Điều này không cách nào khác, giáo viên sẽ phải
đang nạp các trang xem trước