tailieunhanh - Chi ngân sách nhà nước với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm

Bài viết này đề cập đến thực trạng chi ngân sách Nhà nước cho giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, cách thức đạt được mục tiêu giảm nghèo trong thời gian tới và đồng thời chỉ ra một số vấn đề cần quan tâm trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước cho mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam. | Chi ngân sách nhà nước với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỚI VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM Thiều Việt Hà1 TÓM TẮT Giảm nghèo là vấn đề xã hội không chỉ được quan tâm ở mỗi một quốc gia mà còn là vấn đề mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam cũng đã đặt ra lộ trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Nhờ việc thực thi các chính sách có sử dụng nguồn chi ngân sách Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền đặc biệt khó khăn, đại bộ phận đời sống người dân đã được tăng lên một cách rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn chưa thoát nghèo và việc thoát nghèo vẫn thiếu tính bền vững. Bài viết này đề cập đến thực trạng chi ngân sách Nhà nước cho giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, cách thức đạt được mục tiêu giảm nghèo trong thời gian tới và đồng thời chỉ ra một số vấn đề cần quan tâm trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước cho mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam. Từ khóa: Chi ngân sách Nhà nước, giảm nghèo, Việt Nam 1. QUAN NIỆM VỀ NGHÈO Nghèo đang là vấn đề quan tâm của tất cả các quốc gia từ nước phát triển đến những nước đang phát triển. Nghèo đói không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Theo Ủy ban Liên hợp quốc về các quyền văn hóa, kinh tế và xã hội năm 2001 thì “Nghèo là tình trạng thiếu thốn nguồn lực, năng lực, sự lựa chọn, sự an toàn và quyền lực cần thiết một cách thường xuyên và lâu dài để đáp ứng các điều kiện sống một cách đầy đủ và các quyền về chính trị xã hội, kinh tế, văn hóa và các quyền công dân khác”. Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về nghèo được thể hiện trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (tháng 5/2002): “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN