tailieunhanh - Thực trạng sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam

Bài viết đưa ra thực trạng việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại này và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp hiện nay. | Thực trạng sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÕNG VỆ THƢƠNG MẠI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Lê Thanh Tùng1, Lê Thị Thanh Thủy1 TÓM TẮT Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt với việc đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) quan trọng với nhiều đối tác thương mại lớn và mục tiêu hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Với các FTAs và AEC này, nền kinh tế của Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi phải mở rộng cách cửa cho hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt thông qua việc cắt giảm, loại bỏ thuế quan, đặc biệt từ sau 2015. Trong thương mại quốc tế, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được coi là ba cột trụ của hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại (trade remedies) và được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hóa nước khác. Vậy ở Việt Nam hiện nay việc sử dụng các công cụ này như thế nào? Bài viết đưa ra thực trạng việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại này và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp hiện nay. Từ khóa: Phòng vệ thương mại, hội nhập, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ 1. BỐI CẢNH Cho đến nay , Việt Nam đã hội nhập khá sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Việt Nam đã tham gia và hoàn tất đàm phán 12 FTA song phƣơng và đa phƣơng. Trong số đó, có 8 FTA đã có hiệu lực và đang thực thi. Cụ thể, Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA, ký kết năm 1996) và 5 FTA giữa ASEAN với các đối tác (còn gọi là ASEAN+), gồm FTA giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA 2004), FTA giữa ASEAN và Hàn Quốc (AKFTA 2006), FTA giữa ASEAN và Nhật Bản (AJFTA 2008), FTA giữa ASEAN và Ấn Độ (AIFTA 2010) và FTA giữa ASEAN và Australia - New Zealand (AANZFTA 2010); 2 FTA song

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.