tailieunhanh - Đặc điểm bệnh võng mạc trẻ đẻ non và kết quả bước đầu ứng dụng laser trong điều trị

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (BVMTĐN) hiện nay đã trở thành một trong những nguyên nhân gây mù loà chính ở trẻ em. Từ cuối năm 2001 phương pháp điều trị BVMTĐN bằng laser lần đầu tiên đã được áp dụng ở Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá một số đặc điểm của BVMTĐN và kết quả bước đầu ứng dụng laser trong điều trị. | Đặc điểm bệnh võng mạc trẻ đẻ non và Kết quả bước đầu ứng dụng laser trong điều trị Nguyễn Xuân Tịnh, Tôn Thị Kim Thanh, Hoàng Xuân Hương, nguyễn văn huy Bệnh viện Mắt Trung ương Tóm tắt Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (BVMTĐN) hiện nay đã trở thành một trong những nguyên nhân gây mù loà chính ở trẻ em. Từ cuối năm 2001 phương pháp điều trị BVMTĐN bằng laser lần đầu tiên đã được áp dụng ở Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá một số đặc điểm của BVMTĐN và kết quả bước đầu ứng dụng laser trong điều trị. 164 trẻ (292 mắt) có nguy cơ bị mù do BVMTĐN đã được điều trị bằng laser diode trong thời gian từ 11/2001 - 8/2004. Cân nặng trung bình của trẻ khi sinh là 1312g (800g - 1900g), tuổi thai trung bình của trẻ khi sinh là 29,9 tuần (26 - 35 tuần). 115 trẻ (206 mắt) đã được theo dõi sau điều trị từ 1- 34 tháng. BVMTĐN thoái triển hoàn toàn sau điều trị ở 164 mắt (79,61%). Tuy nhiên, với những mắt có tổn thương xẩy ra ở vùng 1, tỷ lệ bệnh thoái triển sau điều trị chỉ đạt 49,10% (27 trong số 55 mắt); nhưng khi tổn thương xẩy ra ở vùng 2 hay vùng 3 thì đã có tới 90,73% (137 trong số 151 mắt) bệnh đã thoái triển sau điều trị. Như vậy, ở Việt Nam BVMTĐN gặp ở những trẻ có cân nặng và tuổi thai khi sinh cao hơn ở các nước đã phát triển. Laser là phương pháp điều trị có hiệu quả để làm giảm mù loà do BVMTĐN gây ra. Tiên lượng dè dặt khi bệnh xẩy ra ở vùng 1, nhưng rất tốt khi bệnh xẩy ra ở vùng 2 hoặc 3. Hiện nay bệnh võng mạc trẻ đẻ non (BVMTĐN) là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở trẻ em của các nước đã phát triển 1-2 . ở Việt Nam, trong những năm gần đây với sự tiến bộ của hồi sức sơ sinh số trẻ đẻ non được cứu sống ngày một tăng, chúng ta gặp ngày một nhiều BVMTĐN. Tuy vậy, trước khi chương trình khám sàng lọc bệnh võng mạc trẻ đẻ non được thực hiện, hầu hết bệnh nhân khi đến khám đã bị mù hoặc giảm thị lực trầm trọng, khi mà BVMTĐN đã ở vào giai đoạn cuối, các biện pháp can thiệp đều không mang lại kết quả. Vào cuối năm 2001, khi chương trình khám sàng lọc cho trẻ đẻ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG